Tìm kiếm nhanh

27 thg 6, 2014

Ngâm chân nước nóng rất tốt cho chân và não

Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Liệu pháp ngâm rửa chân


Liệu pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh...

Gần đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Ðông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược...

Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.


Phương pháp thực hiện


1. Ngâm, rửa chân bằng nước nóng:


Dùng các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50-600C rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán các thau bằng điện và tạo sóng kích thích). Người bệnh ngồi thẳng, cởi bỏ giầy vớ, ngâm rửa chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm rửa từ 10-15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần. Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm rửa. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh.

2. Nước thuốc ngâm, rửa chân:


- Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh.

- Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào thau gỗ hay thau sứ, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm rửa. Mỗi ngày làm 1-3 lần, mỗi lần 10-20 phút.



Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ, chữa mất ngủ rất hữu hiệu

Những chứng bệnh thích hợp với liệu pháp ngâm rửa chân


1. Mất ngủ: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái, không nghĩ ngợi lung tung.


2. Di tinh, xuất tinh sớm: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Giữ tinh thần thư thái. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục.


3. Giải trừ mỏi mệt: Người lao động tay chân, luyện tập thân thể hay sau khi đi đường dài, dùng nước nóng ngâm rửa chân sẽ giúp tiêu trừ mỏi mệt.


4. Ðau gót và viêm khớp cổ chân: Dùng nước thuốc gồm: Thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g, hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.


5. Chấn thương vùng chân: Nấu nước thuốc gồm: Tô mộc 30g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, thổ nguyên 10g, huyết kiệt 12g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, tự nhiên đồng 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng.


6. Viêm tắc tĩnh mạch chân: Dùng thủy điệt 30g, thổ nguyên 10g, đào nhân 10g, tô mộc 10g, hồng hoa 10g, huyết kiệt 10g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử 10g, quế chi 20g, địa long 30g, cam thảo 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào thau gỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.


7. Ung nhọt vùng chân: Dùng kim ngân hoa 20g, liên kiều 20g, hạ khô thảo 20g, địa đinh 20g, công anh 30g, đơn bì 10g, hoàng liên 12g, thương truật 12g. Nấu nước ngâm rửa nơi bị bệnh.


8. Phù chân: Dùng ô mai 100g nấu nước, chờ nguội mới ngâm rửa chân, sau đó dùng khăn sạch lau khô. Mỗi ngày ngâm 1-3 lần. Thời gian đang điều trị và sau khi lành bệnh không được mang dép nhựa hay cao su, đảm bảo cho chân khô ráo, sạch sẽ.


9. Ðau ngứa mắt: Dùng nước nóng ngâm rửa chân, hay dùng cúc hoa 60g nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày ngâm 1-3 lần.


10. Chữa cao huyết áp, chóng mặt, hoa mắt: Hạ khô thảo 30g, câu đằng 20g, tang diệp (lá dâu) 15g, cúc hoa 20g. Nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày ngâm 1-2 lần, mỗi lần 15-20 phút.


11. Ðau răng do nhiệt: Ðịa cốt bì 60g, đơn bì 10g, thạch cao 60g, phòng phong 15g, cúc hoa 30g. Nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút. Ðồng thời kiêng dùng các thức ăn nhiều mỡ béo, cay, nóng; Giảm bớt phần ăn.


12. Lạnh cóng vùng chân: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Hay dùng nước thuốc gồm quế chi 15g, phụ tử 10g, gừng khô 15g. Ngâm rửa chân lúc nước còn nóng, mỗi ngày ngâm 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.


Những điều cần lưu ý


- Khi ngâm rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng hay quá lạnh để tránh gây tổn thương chân.

- Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.

- Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.

- Có thể phối hợp ngâm rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc).

- Không dùng liệu pháp ngâm rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn.

Vòng Dâu Tằm (Theo SK&ĐS)

25 thg 6, 2014

Cây cối trong phong thủy

Vòng dâu tằm - Trong địa lý phong thủy, cây cối ở khu vực nhà ở đóng vai trò không kém phần quan trọng. Nhiều khi trong nhà xảy ra chuyện hay, dở, lành dữ do bố trí trồng cây cối đúng, sai gây ra mà ít người ngờ tới. Phần này tôi trích dẫn một số nội dung liên quan tới cây cối mà nhiều tài liệu phong thủy đã nêu. Có những ý tưởng như mâu thuẫn hoặc thật sự mâu thuẫn, cần cân nhắc thận trọng


Ý nghĩa các loại cây


Cây Quế     Ngụ ý     Đăng khoa đỗ đạt
Quýt             -->       Cát lợi
Bưởi             -->       Được phù hộ
Lựu              -->       Nhiều con nhiều cháu (đa tử tôn)
Trúc             -->       Từng bước thăng quan tiến chức
Mẫu đơn      -->       Phú quý
Tùng bách    -->       Trường thọ

Cây bầy trong nhà nên chọn loại cây lá tròn (to càng tốt). bốn mùa xanh tươi. Không nên chọn cây lá kim, có gai

Khi bày cây cảnh trong nhà nên treo tua hồng lên cây để chuyển khí âm thành khí dương.

Phòng ngủ không được để nhiều hoa

Khi trồng cây trong khu vực đất nhà cần rõ:


1. Các hướng tự nhiên


Hướng Đông: nên trồng cây Đào, cây Dương Liễu

Hướng Tây: nên trồng cây Du, cây Dành Dành

Hướng Nam: nên trồng cây Mai, cây Táo

Hướng Bắc: nên trồng cây Mận, Hạnh, cây Lê

Nếu đông trồng Hạnh, Tây trồng Đào, Bắc trồng Táo, Lê, Mận trồng phía nam đều không thích hợp, gọi là Tà Dâm.

2. Các phương vị theo hướng nhà.


Trước cửa nhà: trồng cây Hòe, ba đời phú quý, trồng Táo thì hỉ sự cát tường.

Nếu chỉ có một cây to: mẹ góa con côi. Cửa đối với rừng cây: nhiều tai ương bệnh tật

Nếu có 2 cây (trước cửa): chủ nhà đại phú và có hai vợ nhưng người bị bệnh súc vật bị tổn thương.

Cành cây nghiêng xiên vào cửa: khóc lóc tang thương

Cây to áp trước cửa: ít con trai, không con gái.

Các phương vị còn lại


Có duy nhất một cây ở chỗ bằng phẳng trống trải: Nam Nữ bất hòa. Cây to cổ quái: khí thông danh bại, dưới cây có dễ thối: mù điếc bệnh tật. Cây to cạnh đầu giường (sát phía ngoài): có nhiều chuyện kinh hoàng. Bên trái nhà có cây, bên phải không có: lành ít dữ nhiều. Cây cong như lưng lừa, người và tiền tài đều suy. Cây leo chằng chịt: cột treo lật thuyền. Cây tổn thương ở phần dưới: nhiều tật bệnh. Nóc nhà có cây khô: tất có quả phụ. Cây ăn quả bị lệch về bên trái: bị tạp bệnh. Đầu cây hướng nhà ra phía ngoài: tất bị tù tội. Ngọn cây(đổ nghiêng) hướng thủy (hướng xuống nước): Trong nhà tất có người chết đuối. Hai cây ôm lấy nhà: mất anh em ruột. Bên trái có vài cây: vợ chồng tương khắc. Bốn phía xung quanh đều có cây: ruộng vườn thiếu Đông Tây. Phía bên phải có cây nở hoa trắng: con cháu tiêu điều. Cây trúc ôm vòng lấy nhà: phúc lộc đầy đủ. Cây ở bên trái nở hoa đỏ: Tiền tài hưng vượng. Ở phương Tuất (Tây Bắc) có cây cao: có hỏa hoạn mù mắt. Hướng Đông trồng cây Xương Rồng: con trưởng trong nhà (con trai) thường bị đau xương.

Không để có cành lá khô héo trên cây. Không nên trồng cây leo lên tường (dễ làm hỏng tường)
Cây hoa giấy có bộ dễ dất khỏe. Dễ cây có thể ăn sâu làm rỗng toàn bộ nền đất ngôi nhà. Vì vậy nếu muốn trồng cây hoa giấy thì nên trồng trong chậu cảnh lớn.

Cây đa, cây si, cây dâu, cây dâm bụt, cây chuối, cây liễu, đỗ quyên… không nên trồng trong vườn vì khí âm rất nhiều.

Có thể trồng các loại cây như: Vạn niên thanh, dừa cảnh, thiên tuế, thiết mộc lan, mai, đào, mận, trà, địa lan…

Tối kị có cây khô hoặc một cây to (độc mộc) trước nhà. Vì nó chủ về buồn khổ cô độc. nếu có một cây to trước cửa nhà chưa được chặt bỏ đi thì dùng một đèn sáng hoặc tranh thuộc hỏa nhiều treo trước cửa nhà.

Không nên có cây liễu trước sân. Nếu trồng cây dâu chỉ có thể trồng phía sau nhà, phía trước nhà không nên để cây dâu.

Ở các phương Nhâm Tý Quý Sửu thích hợp trồng dâu tằm. Các phương: Dần, Giáp, Mão, Ất thích hợp trồng cây Tùng, Bách, Thạch Lựu. Các phương Dần, Canh, Tân, Mão, Bính, Ngọ, Quý, Mùi, Thân, Canh, Dậu, Tân thích hợp trồng cây Thạch Lựu. Các phương Canh Giáp Tân Dậu Thìn Tốn Kỉ trồng cây to. Phương Mậu, Thìn, Kỉ, Tỵ, Tuất, Càn, Hợi thích hợp là rừng bằng. Phương Mậu, Tuất, Kỉ, Hợi, phương Đông thích hợp trồng cây Du, Liễu. Phương Dần, Giáp, Mão, Ất và phương Nam nên trồng cây táo, cây hạnh.

Trên đây ta thấy có những cây thích hợp trồng theo một hướng tự nhiên nào đó nhưng lại có thể không thích hợp so với phương vị của nhà ở. Nó chỉ thích hợp khi phương vị nhà ở trùng với hướng tự nhiên có loại cây đó. Ví dụ: phía trước cửa nhà trồng cây táo thì hỉ sự cát tường nó chỉ đúng và được dùng nếu phía trước nhà là hướng Nam. Còn nếu phía trước nhà là hướng Bắc thì lại cấm kị. Để dễ nhớ, có bài thơ tóm tắt những nét cơ bản như sau:

Đào, Dương: trồng ở phía Đông
Cây Mai, Cây Táo nên trồng phía Nam
Tây trồng cây Du, Dành Dành
Bắc trồng mận, hạnh hoặc trồng cây lê.
Trước cửa có một cây to
Là điềm mẹ góa lại là con côi
Hoặc cây khô, cũng vậy thôi
Nên cần hiễu rõ để rồi chánh xa.
Cây Dâu, cây Liễu trước nhà.
Là điềm tang chế xảy ra bất ngờ.
Cây Đa, cây Chuối, cây Si
Đỗ Quyên, Dâm Bụt bỏ đi không trồng.
Cây Tùng, đuôi phượng cây Sung
Mộc liên, Long Não, Bạch dương, Anh Đào
Nếu trồng bất cứ cây nào.
Là mang « hung tướng » đưa vào gia trung
Cây trồng thích hợp từng phương
Nhớ không lầm lẫn tổn thương hại mình.

Cũng cần rõ thêm : trong nhà trồng cây Ngô Đồng : Khuynh đảo nhân đinh. Bên phải nhà trồng thì phú cường. Sau nhà trồng cây Du thì phú, ma dữ không xâm phạm được. Nhà trồng cây Bạch Dương : thiệt thòi cho con cháu. Sau nhà trồng cây Xuân : con cháu nghèo khó. Cây Táo xung cửa, người nhà bị thương mắt. Cây dâu xung cửa, con trai nhỏ bị thương. Trồng cây Bách thành hàng : nhân đinh, tiền tài hưng vượng.

Tóm lại : một số cây thuộc loại « hung tướng » như đã nêu ở bài thơ trên đều không nên trồng trong vườn, nhà riêng. Trong đó có cây Dương Liễu, tuyệt đối không trồng vì vận thế tri gia sẽ xuống dốc, gia đình lụn bại lục đục, con cái yếu đuối. Nếu vườn nhà hẹp thì không nên trồng các cây : Thị Đào, Táo, Lựu, Quýt, Bưởi, Ngân Hạnh, Long Não.

Lại theo một tài liệu « Địa lý phong thủy toàn thư » của Trần Văn Hải, « trước nhà trồng cây Hòe, sau nhà trồng cây Tử, từ cổ đến nay vẫn thế, bóng dâm trùm hai phía Bắc nam, tuyệt đối không trồng cây Hòe, cây Tử ở các phương ác, xung phạm hung tinh mà chuốc họa vào thân. Vườn phía Đông không được trồng cây đào, hoa lạ trồng bên giếng nước thì còn khả dĩ, nếu đem bông hoa lạ thờ cũng tổ tiên thì nhất định chuốc lấy tai họa.

Lợi ích cây dâu tằm

Vòng dâu tằm - Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L, thuộc họ Dâu Tằm Moraceae. Cây dâu tằm nói chung có hai loại quả gồm dâu trắng và dâu đỏ tím khi chín.

Lợi ích cây dâu tằm được trồng phổ biến nhằm lấy lá nuôi tằm, ngày nay cây dâu tằm được nhiều người quan tâm để làm cây cảnh, hái trái ăn hay làm rượu có thể phòng được nhiều bệnh thông thường cho con người.

1. Mô tả cây dâu tằm



Cây dâu tằm thuộc cây gỗ đại mộc có thể cao đến 25-30 mét nếu mọc nơi đất tốt, cây rất nhanh lớn, vỏ xám nâu vàng vàng, cành có khi có lông. Lá có phiến xoan hình tim, có khi có thùy (ở nhánh non), bìa có răng to, mặt dưới có lông thưa ở gân, cuống không lông, lá bẹ nhọn, hoa tứ phân, hoa đực có nhụy cái lép, noãn sào có 2 vòi nhụy dài. Trái trăng trắng hay hường tím, ăn có vị chua ngọt.

Cây dâu tằm thích hợp trồng ngoài nắng, nơi tầng đất thịt dầy giữ ẩm và thoát nước tốt.

2. Công dụng của cây dâu tằm - Vòng dâu tằm


Lá cây dâu tằm dùng làm thức ăn gia súc và một số vùng miền người ta dùng lá như rau.

Tằm ăn lá dâu

Quả dâu tằm ướp đường lên men làm rượu tự nhiên giúp ăn ngon miệng và phòng bệnh đau mỏi khớp xương, bổ thận, lưu thông máu huyết an thần dễ ngủ và kéo dài tuổi thọ.

Cành cây dâu tằm có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiêu tiện. Những năm gần đây còn dùng chữa cao huyết áp, đái tháo đường…

Chuỗi hạt dâu tằm - Có người còn dùng cành dâu tằm nhỏ, cắt khúc, lấy dây chỉ xâu thành cái vòng để đeo vào cổ tay em bé. Người ta cho rằng làm như vậy là để em bé sẽ đỡ khóc đêm, đỡ bị giật mình khi ngủ.

Vỏ, rễ cây dâu tằm dùng tươi hay sao khô trị huyết áp cao, lợi tiểu, hạ nhiệt, chống viêm, trị ho, đổ mồ hôi, đau bụng…

3. Nhân giống cây dâu tằm


Để trồng cây dâu tằm mau ra trái người ta nhân giống bằng cách giâm hom, cắt một đoạn cành còn xanh thân có 3-4 mắt lá, nhúng thuốc ra rễ rồi gim xuống đất tơi xốp tưới ẫm thường xuyên, sau 10-15 ngày là nhánh hom sẽ ra rễ.

Hiện nay có giống cây dâu tằm nhập từ Thái Lan rất siêng cho trái lại dễ trồng dễ chăm sóc.

Tổng hợp

24 thg 6, 2014

Cây dâu tằm

Một nhánh dâu tằm với quả còn xanh

Đặc điểm


Vòng dâu tằm - Nó là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15–20 m. Thông thường nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30 cm và rộng theo tán cây. Quả của cây dâu tằm có vị nhạt, không đậm đà như hương vị của các loại dâu khác như dâu đỏ và dâu đen. Quả của nó có màu từ trắng đến hồng đối với các loại cây được nuôi trồng, nhưng màu quả tự nhiên của loài này khi mọc hoang là màu tía sẫm.

Một nhánh dâu tằm với những quả chín (đỏ) và gần chín (vàng cam)


Trên các cây non và khỏe mạnh, lá dâu tằm có thể dài tới 20 cm, có dạng thùy sâu và phức tạp, với các thùy tròn. Trên các cây già, chiều dài trung bình của lá khoảng 8–15 cm, có hình tim ở gốc lá, nhọn ở chóp lá và có các khía răng cưa ở mép lá.

Phân bố


Dâu tằm được trồng phổ biến tại các khu vực có nhiệt độ thích hợp là 25-32 °C, như các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc bán cầu, cũng như được tự nhiên hóa trong các khu vực dân cư của Hoa Kỳ, tại đây nó được lai giống với loại cây có nguồn gốc ở Mỹ là dâu đỏ (Morus rubra). Trên thực tế, một số người lo ngại về khả năng tồn tại về mặt di truyền dài hạn của cây dâu đỏ do việc lai giống tích cực trong một số khu vực.

Sử dụng


Vòng dâu tằm - Lá của cây dâu tằm là thức ăn ưa thích của tằm dâu (Bombyx mori). Đây là nguồn gốc của tên gọi cây dâu tằm. Nó cũng được sử dụng làm thức ăn cho gia súc (bò, dê v.v) trong các khu vực mà trong mùa khô bị hạn chế về các loại thức ăn như cỏ.

Loại cây trồng có cành rủ xuống của loài dâu tằm Morus alba 'Pendula' là một loại cây cảnh thông thường. Cây cảnh này được nhân giống bằng cách ghép cành của loại cây có cành rủ xuống lên trên phần thân cây của loại không có cành rủ xuống.

Thân cây dâu tằm cắt ngang


Cây dâu tằm về mặt khoa học nổi tiếng nhất nhờ chuyển động thực vật nhanh của nó. Hoa của nó gieo rắc phấn hoa vào không khí rất nhanh (25 μs) bằng cách giải phóng năng lượng lưu trữ tại nhị hoa. Tốc độ của chuyển động tạo ra đạt trên một nửa vận tốc âm thanh trong không khí, điều này làm cho nó là chuyển động nhanh nhất trong giới thực vật.

Dâu trong văn hóa Việt Nam


Gỗ cây dâu tương truyền có phép trừ ma quỷ nên các thầy pháp thường dùng cây roi bằng gỗ dâu trong các động tác phù chú theo tín ngưỡng dân gian. - Chuỗi hạt dâu tằm

Tác dụng của quả dâu tằm

Vòng dâu tằm - Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, trong đó quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí… Sau đây là một số cách chữa bệnh từ quả dâu.


Bổ can thận, ích tâm huyết, thính tai, sáng mắt, đen râu tóc, lợi xương khớp – Rượu tang thầm (Tang thầm tửu). Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: Quả dâu chín tươi 5.000g, gạo nếp 6.000g, men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp, men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30-50ml vào hai bữa cơm hàng ngày. Các tài liệu về đông y về sau nói nếu ngâm rượu dâu, nên thêm mật ong rượu sẽ ngon bổ hơn.

Cao dưỡng huyết chữa tóc khô bạc: (Trung y mỹ dung) quả dâu tươi chín 50g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hoà đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè. Cách này thông dụng trong nhân dân. Do không có đường phèn họ đã dùng đường hoa mơ hoặc đường trắng.

Tóc khô gẫy, rụng, chóng bạc: Quả dâu chín 100g, rượu 1/2 lít ngâm 3 ngày. Uống vào bữa cơm. Mỗi lần 20ml.

Quả dâu chín, sinh địa, mỗi thứ 30g, đường trắng 15g. Giã nát sắc uống, chia 10 lần.

Chống lão hoá: Nhức mỏi cơ xương khớp đau lưng gối, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, táo bón, kém ăn, yếu sức, đoản hơi, tóc râu khô bạc, rụng, hay quên, lú lẫn. Sách cổ gọi quả dâu là quả trường thọ.

Cháo quả dâu chín: quả dâu chín 40g, gạo 50g, đường phèn vừa đủ. Nấu cháo lỏng ăn buổi sáng (chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.

Bánh mè quả dâu chín: Quả dâu 30g, vừng đen 60, bột nếp 700g, bột gạo tẻ, hạt đay 10g, đường trắng 30g. Làm bánh hấp chín.

Ích thận điền tinh: Chỉ định tình dục quá độ thân khí hư hao, tinh trùng yếu gây vô sinh, xuất tinh yếu, thờ ơ tình dục, lưng gối nhức mỏi: nhau thai 1 bộ, quả dâu, phúc bồn tử, câu kỷ tử, ngũ vị tử, thổ tỳ tử mỗi vị 10g. Nhau thai làm sạch thái miếng cho cùng các vị thuốc nấu với nước vừa đủ, lúc đầu lửa nhỏ cho sôi sau hạ lửa 2 giờ, cho gia vị, ăn cách 1-2 ngày một lần, 10-15 lần trong 1 tháng.

Bổ thận âm hư: Với chứng trạng như bài trên lưng đau gối mỏi, ù tai, vô sinh do chất lượng tinh trùng kém. Câu kỷ tử 50g, sơn dược 50g, quả dâu 30g, gạo tẻ 50g nấu cháo ăn liền 1 tháng vào các buổi sáng.

Bổ thận ích tinh: Chữa thận tinh hư nhược, tinh dịch ít, tinh trùng hoạt động yếu gây vô sinh nam, ù tai, lưng gối mỏi. Đậu đen 500g, các vị sau mỗi vị 10g: quả dâu, ngũ vị tử, câu kỷ tử, thỏ ti tử, thục địa, sơn thù, phục linh, đương quy, bổ cốt chỉ, hạn liên thảo, vừng đen, địa cốt bì. Đậu đen ngâm nước. Cho các vị thuốc vào nước đun sôi, cứ nửa giờ chắt nước ra cho nước mới vào 4 lần gộp lại nấu với thuốc và đậu đen cho cạn, đậu đen phơi khô cho vào lọ. Dùng trong 1 tháng.

Mất ngủ cấp tính: Quả dâu chín tươi 60g (khô 30g) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối.

Mất ngủ kinh niên: Quả dâu chín 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g sắc uống.

Hồi hộp, tim đập nhanh, đau tức ngực: Quả dâu chín 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc kỹ uống ngày 2 lần.

Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu chín 150g, lá dâu 100g, vừng đen 100g, thêm 500g đường, cô thành cao lỏng. Uống ngày 3 lần. Mỗi lần 15g (1 thìa con).
Chảy nước mắt sống (nước mắt tự nhiên chảy ra): Quả dâu chín 20g, cà chua một quả. Đem nghiền nát. Ăn hết một lần. Ngay 1-2 lần. Đồng thời lấy lá dâu già chưa rụng nấu lấy nước rửa mắt hàng ngày.

Ăn không tiêu, trướng bụng, óc ách, tức thở: Quả dâu chín 10g, bạch truật 6g, sắc uống.

Bệnh mạch vành: Quả dâu chín 30g, câu kỷ tử 30g, gạo dính 15g. Nấu uống ngày 2 lần.

Đái tháo đường do can thận âm suy: Quả dâu chín 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Sắc uống.

Viêm gan mạn, ung thư gan: Quả dâu chín tươi 500g, bột củ ấu 50g, mật ong 30ml. Ép dâu lấy nước cô đặc, trộn bột củ ấu và mật ong nấu chín. Dùng điều trị hỗ trợ ung thư gan bị huyết hư, miệng lưỡi khô, thần kinh suy nhược mất ngủ, táo bón.

Tràng nhạc: Trái dâu tươi chín 500g, thục địa 200g (thái nhỏ) cho vào túi vắt lấy nước cô thành cao dùng mỗi lần một thìa với nước đun sôi, để nguội. Ngày 3 lần.

Các chứng bệnh sau đẻ (hậu sản do âm huyết kém, ho, sốt): quả dâu chín, long nhãn, đảng sâm. Mỗi thứ 30g, nghiền nát ba thứ. Uống mỗi lần 2-3g với nước đun sôi để nguội ngày 3 lần.

Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh – chữa bế kinh do huyết ứ: Quả dâu chín 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 13g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày 1 thang, uống trong 5-7 ngày.

Đau họng: Quả dâu chín ăn khoảng 20g quả để bổ dưỡng. Ép nước súc miệng chữa các chứng đau ở miệng, họng.

Phù thũng: Một nắm cành dâu băm nhỏ, đổ ngập nước đun còn một nửa bỏ bã – một lượng quả dâu chín bằng lượng cành nấu nhừ lọc bỏ bã cô đặc, đường, ít rượu. Ngày uống 2 thìa canh, hoà nước cơm uống trước bữa ăn.

Ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: Quả dâu chín, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g sắc kỹ đến khi còn 1/2 – Uống ngày 1 lần.

Viêm khớp: Quả dâu chín tươi 100g,rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3-5 ngày. Uống mỗi lần 20-25ml. Quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.

Quả dâu dùng ngoài - Vòng dâu tằm


Tóc khô gãy rụng nhiều: Quả dâu chín tươi đen giã nhuyễn, lấy cả nước và cái xoa xát lên đầu tóc.

Bỏng, vết thương chảy máu: Quả dâu chín tươi rửa sạch, ép lấy nước, bôi, rửa, đắp.

Nấm, hắc lào: Quả dâu chín tươi 60g. Giã nát lấy bôi xoa xát lên chỗ tổn thương.

Một số món ăn có quả dâu

Quả dâu tươi chín, đậu đen, rau cần, lượng bằng nhau ninh nhừ ăn nóng, chữa rụng tóc, huyết áp cao.

Dâu hấp trứng: mứt dâu 25g, trứng gà 2 quả, cùi đào 30g, mì chính, xì dầu, mỡ lợn. Tất cả đánh trộn đều hấp chín.

Dâu xào thịt: Dâu tươi 200g, thịt thăn lợn 300g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Bột ướt, rượu, muối, mì chính, dầu lạc, gừng, hành, tỏi. Cách làm như sau: Dâu bỏ cuống, thịt thái miếng nhỏ, ướp muối, lòng trắng trứng đánh bột, tỏi băm bắc chảo, cho dầu, hành, tỏi cho thơm, cho các thứ vào xào. Khi thịt trắng thì cho dâu vào cùng mì chính, rượu, muối đảo chín.

Bản đồ

Xem nhiều nhất