Tìm kiếm nhanh

18 thg 9, 2014

Kiến Thức Cơ Bản Về Gỗ Lũa

Gỗ lũa là phần lõi cây cứng nhất còn sót lại của các gốc cổ thụ khô sau khi cây bị chết. Là phần gốc, lại là lõi nên gỗ lũa rất cứng và không bao giờ bị mối mọt, mục nát và các tác động của nắng, mưa, côn trùng hay dòng chảy cuả nước…


Gỗ lũa thường chỉ có ở những loài cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loài sống lâu năm cằn cỗi trên các khu vực đất nghèo dinh dưỡng, Chính vì vậy, lũa tìm được ở đâu không quan trọng, vấn đề chính là ở chỗ chất lượng của chính cục lũa đó.

Với trí tuệ sáng tạo và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, gỗ lũa có thể được điêu khắc, đục chạm đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra người ta còn kết hợp gỗ lũa để trang trí hòn non bộ hay dùng tạo bố cục cho hồ thủy sinh.

Có thể nói, gỗ lũa nghệ thuật có nét tương đồng với điêu khắc, tạc tượng, song nó phong phú, đa dạng hơn nhiều. Dựa trên những hình dạng, đường nét tự nhiên của cành cây, gốc cây, người nghệ nhân phải có tay nghề thợ mộc, sau đó là óc thẩm mỹ và mắt nhìn của người điêu khắc, thêm bớt chi tiết cho tác phẩm sinh động, có hồn. Có được sự điều chỉnh của bàn tay con người, gỗ lũa có cuộc đời thứ hai bền chắc và có ý nghĩa hơn, bởi lẽ, nó mang nặng sự gửi gắm tình cảm, hoài niệm, trí tưởng tượng và tình yêu bền vững.

Vẻ đẹp của lũa không bao giờ lặp lại. Hình thù của nó độc nhất vô nhị. Có một đồ lũa này không thể đi tìm thấy cái thứ hai giống thế. Nét độc đáo không có phiên bản ấy làm cho nó thấm đẫm chất nghệ thuật. Thiên nhiên tạo ra gỗ lũa là thổi vào nó một cuộc sống dài lâu, bất tận.

Trước tiên, để có được gỗ lũa, người ta phải đi tìm các gốc cây cổ thụ tốt, chất gỗ quý hiếm. Khi tìm được gốc cổ thụ rồi, người có kinh nghiệm phải nhận biết được gốc cây đó là loại gỗ gì. Xác định xong, đánh dấu địa điểm, rồi phải đợi khi trời có mưa, ngấm nước, đất mềm ra thì người ta mới đào. Công việc đào gốc này cần phải có nhiều kinh nghiệm vì nếu không kiên trì, cứ chặt hết những chiếc rễ cây ăn quanh co vào đá thì coi như hỏng.

Chính những chiếc rễ ấy lại rất cần cho các chi tiết trong tác phẩm tạo hình gỗ lũa. Gỗ lũa có 3 loại: lũa nằm sâu trong lòng đất, lũa chìm trong bùn nước và lũa được tạo thành từ mưa, gió. Loại thứ 3 thường được khách yêu thích nhất vì trải qua thời gian, hình dạng lũa trở nên bền chắc và có nhiều hình dáng độc đáo hơn. Tuy nhiên dù là loại nào giá của gốc gỗ lũa thì cũng vô giá.

Gỗ lũa Đinh Hương
Có gốc vài trăm ngàn, nhưng cũng có loại lên tới hàng triệu đồng. Mỗi loại lũa lại có đặc điểm riêng: lũa dưới đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thủy; lũa ngâm trong bùn có màu như mun, như sừng; lũa phơi trước gió là loại quý hiếm nhất vì có những đường vân sóng rất đẹp. Tất nhiên, không phải loại gỗ nào cũng hình thành được lũa. Lũa được tạo thành bởi những loại gỗ quý như đinh, trai, nghiến hoặc những loại gỗ chứa dầu thơm như giáng hương, đinh hương, gù hương. Nhiều người chơi lũa ví nó như trầm hương vì giá trị cao của nó và việc tìm kiếm cũng khó khăn khôn lường. Sau khi có nguyên liệu, với những gốc còn tươi phải phơi khô, bớt nhựa chừng 1 – 2 tháng rồi gọt bỏ phần vỏ ngoài và phần mềm sát vỏ, chỉ lấy phần lõi cây, để làm lũa.

Quá trình hình thành ý tưởng đòi hỏi người thợ phải cân nhắc, suy ngẫm để lựa chọn hình dáng, thế lũa. Gỗ lũa rất cứng, từng nhát dao, đường khắc của nghệ nhân là một sự kiên nhẫn, tỉ mẩn gọt giũa, có khi phải mất mấy ngày trời chỉ để chuốt một cái đuôi rắn đang cuốn vào thân cây hay hình một đám mây trôi… Làm lũa gỗ không giống như sản xuất đồ gỗ thông thường. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm đơn chiếc, có thời gian và cách thức khác nhau, hầu hết làm bằng phương pháp thủ công, không dùng máy móc để sản xuất hàng loạt được. Người làm gỗ lũa ngoài trí tưởng tượng, khiếu tạo hình, còn cần có đôi bàn tay khéo léo để biến ý tưởng thành hiện thực. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm không phụ thuộc vào kích cỡ mà ở giá trị nghệ thuật, sự kết tinh từ bàn tay, khối óc con người.

14 thg 9, 2014

Ý nghĩa phong thủy của lộc bình (lục bình)

Thú chơi lộc bình (lục bình) đang trở thành một "mốt" của nhiều gia đình. Lộc bình được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng chúng đề mang một ý nghĩa phong thủy nhất định.


Lộc bình gỗ Cẩm lai

Lộc bình, ngày nay người ta thường gọi là Lục bình. Lộc bình có hình dạng rất đặc trưng, thân phình to, cổ thắt lại trên miệng thường loe ra. Trong phong thủy, lộc bình mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc, phát tài phát lộc, sự sinh sôi nảy nở, sự phát triển những điều mới mẻ, may mắn và cát khánh đồng thời nó cất giữ, bảo quản tài sản và của cải cho gia chủ. Lộc bình có nhiều hình dạng và được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như gốm sứ, gỗ quý, thủy tinh ...

Trong phong thuỷ, theo thuyết hình khí (hình nào khí nấy) thì hình dạng của lộc bình có tác dụng thu và giữ khí rất tốt. Nhất là khi kết hợp với các hoa văn, đường vân uốn lượn hoặc trạm trỗ Rồng, Phượng sẽ làm tăng thêm sự huyền ảo, sự lưu chuyển, tụ hội của trường năng lượng. Lộc bình không phải là một thú chơi của người hiện đại mà nó đã được sử dụng từ rất xa xưa nhưng không được phổ biến. Những loại lộc bình quý, trạm trỗ công phu, … chỉ thấy xuất hiện trong những nhà quyền quý, bậc quan lại triều đình.

Lộc bình gỗ Cẩm  - vân đẹp như tranh thủy mạc
Ngày nay người ta chuộng loại lộc bình được làm từ gỗ quý, không chạm trỗ công phu nhưng phải tận dụng tốt nét đẹp mộc mạc của những đường vân gỗ tự nhiên. Giá cả của các loại lộc bình gỗ thường khác nhau, phụ thuộc vào kích thước, loại gỗ làm nên nó. Những loại lộc bình được làm từ gỗ quý như thủy tùng, cẩm lai, trắc, hương thường có giá rất cao, riêng lộc bình thủy tùng đang được các đại gia săn lùng bởi độ quý hiếm và ý nghĩa phong thủy của nó.

Từ những ý nghĩa, công dụng của Lộc bình nói trên mà ngoài thú chơi lộc bình theo nghĩa thông thường ra, người ta còn trưng bày một chiếc hoặc một đôi lộc bình tại những vị trí tốt trong nhà (vị trí tài lộc, vị trí tình duyên, …) để kích hoạt khí tốt, phù trợ cho những mong muốn, ước nguyện của gia chủ.

Vị trí đặt bình


Nếu bình bằng thủy tinh, gốm sứ đựng nhiều đá quý, thuộc hành Thổ bạn nên đặt bình ở trong tủ thuộc góc Thổ của phòng ngủ, tức là góc Tây Nam. Đặt ở góc Đông Bắc cũng có thể chấp nhận được. Còn bình bằng kim loại thì đặt ở góc Tây hoặc Tây Bắc.

Bạn nên đặt bình vào nơi kín đáo, ví dụ trong tủ của phòng ngủ. Lưu ý, bình tài lộc không được đối diện với cửa chính vì điều này tượng trưng cho sự thất thoát tiền bạc, tài sản. Đồng thời không để cho bất cứ ai nhìn thấy bình tài lộc của bạn.

(Nguồn: Tổng hợp từ Internet)

6 thg 9, 2014

Chất liệu phong thủy - Phần 5

Thủy tùng hay thông nước (tên khoa học Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus. Đây là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam, và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam.


Đặc điểm

Cây gỗ trung bình đến to, thân cao đến 30m hay hơn, đường kính thân 0,6 – 1m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30cm, mọc lan xa cách gốc tới 6-7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp. Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành. Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8 cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau 7 – 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài. Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, dài 13 mm, rộng 3 mm, mang cánh hướng xuống dưới. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai khác quá mức do gỗ không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm.

Phân bố

Chi Glyptostrobus đã từng phủ một vùng rộng lớn hầu như khắp bán cầu Bắc, vào thế Paleocen. Hóa thạch cổ nhất biết đến là vào kỷ Creta, tìm thấy ở Bắc Mỹ. Chúng đóng góp rất lớn trong việc hình thành các đầm lầy than đá vào đại Tân Sinh. Vào trước và trong thời kỳ Băng hà, mật độ phân bố của chúng đã thay đổi, chỉ còn lại như ngày nay.

Ở Việt Nam, hoá thạch loài này thường gặp ở đầm lầy Lai Châu, Đồng Giao, Đắk Lắk. Riêng ở Đắk Lắk còn 2 quần thể Thủy tùng tự nhiên duy nhất ở Việt nam và cả trên thế giới ở huyện là Ea H’leo và Krông Năng hiện đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

Tượng gỗ thủy tùng


Pơ mu là cây thân gỗ lá thường xanh, cao 25–30 m. Cây có vỏ màu ánh nâu-xám dễ bị tróc khi cây còn non. 

Ở những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, có mùi thơm. Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng. Lá trên các cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập đối, các cặp so le không cách nhau đều đặn vì thế chúng biểu hiện như là các vòng xoắn 4 trên cùng một mức; chúng hơi sắc, dài khoảng 2–5 mm, phía trên xanh sẫm với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác.

Trên các cây non thì các lá lớn hơn, dài tới 8–10 mm và rộng 6 mm.Các nón đực có hình trái xoan hoặc hình trụ, dài khoảng 2,5 mm, phần cuối trên chồi cây. Chúng có từ 3 đến 5 cặp vảy bắc. Các nón cái lớn hơn nhiều, dài 15–25 mm và rộng 14–22 mm, dạng hình cầu hay gần như hình cầu và chín vào năm thứ hai. Chúng có 5-8 cặp vảy bắc. Trên mỗi vảy bắc có 2 hạt có cánh. Các hạt dài khoảng 4 mm, có góc cạnh và đầu nhọn. Trên các mặt trên và dưới có 2 chỗ phồng lớn chứa nhựa. Các cánh ở hai bên và không đều nhau.Loài cây này không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa. Nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, nó mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên.


Trên thế giới Việt nam là nơi duy nhất có Ngọc am . Ở việt nam nới duy nhất tìm thấy ngọc Am là Hà giang một tỉnh biên giới phía bắc cách Hà nội 300 km . Ở Hà giang muốn khai thác ngọc am phải leo lên dãy núi hiểm chở có độ cao 1000 m so với mục nước biển có tên là dãy Hoàng Su phì.

Nguồn cung cấp Gỗ Ngọc am cho thị trường từ những Bà con người dân tộc . Họ vào sâu trong nhưng hẻm núi các bờ vực đào bới những gốc rễ tàn tích của những thân cây bị đốn hạ từ vài chục tới vài trăm năm trước . Nguồn cung cấp thứ hai từ nhưng tay Thợ Săn Gỗ chuyên Cơm nắm Muối vừng đi sâu vào những Thôn Bản hẻo lánh thu mua những vật dụng gia đình như Chầy giã Gạo cán cuốc cán Xẻng tay vin cầu v. v

Gỗ Ngoc am thuộc họ Hoàng Đàn cũng có tên thường gọi là Hoàng đàn Rủ Về giá trị Ngọc am kém nhiều so với Hoàng đàn chính thống vốn dĩ chỉ sinh sống ở miền núi đá Lạng sơn giá 2 triệu 1 kg . với Ngọc am thời điểm hiện tại giá dao động từ 70 tới 150 nghìn 1 kg tùy thuộc vào khẩu độ to nhỏ gỗ có lục lạc hay nhiều khuyết tật …. Ưu điểm chung của cả hai loại là mùi hương thơm lưu giữu rất lâu . nếu Gỗ còn nhiều nhựa khi làm xong tác phẩm sẽ có lớp tuyết trắng muốt để ra ánh nắng sẽ phản chiếu màu sắc rực rỡ như cầu vồng .

Để phân biệt giữa Hoàng dàn chính thống và Hoàng Đàn Rủ (Ngọc Am) Mùi thơm Hoàng đàn chính thống ngọt ngào quyến rũ, tuyết thì dầy mịn như bột gạo còn Ngọc am mùi hương hơi hắc và gắt tuyết thì dài như sợi mỳ chính . về màu sắc .( Hoàng )nghĩa hán Việt là màu vàng , cả 2 loại gỗ đều có màu vàng nhưng hoàng đàn chính thống màu vàng tươi như gỗ Mít còn Ngoc am vàng nhạt và sỉn màu hơn ngọc am cũng nứt răm nhiều hơn Hoàng Đàn chinh thống khi Gỗ để trong môi trường khô hanh . Từ thời Vua chúa Ngọc am đã là loại Gỗ quý chuyên phục vụ trong Cung đình cho nên nó được san lùng ráo riết . Cho tới thời điểm này gần như đã tuyệt diệt . Nó thuộc nhóm gỗ 1 A là nhóm sách Đỏ quý hiếm…



Gỗ Trai hay trai lí, trai nam bộ (danh pháp hai phần: Fagraea fragrans) là cây thường xanh lớn, loài bản địa của Đông Nam Á. Danh pháp đồng nghĩa là Fagraea cochinchinensis, Cyrtophyllum giganteum và Cyrtophyllum peregrinum, thuộc tông Potalieae của họ Gentianaceae (tông này trong các tài liệu cũ được tách ra thành họ Potaliaceae – họ Lậu bình).


Cây cao từ 10 m đến 25 m. Lá hình trứng, sáng màu. Hoa màu vàng nhạt với mùi thơm đặc trưng, quả có vị đắng, thường là thức ăn của các loài chim và dơi. Gỗ trai màu vàng, rất cứng, được coi là loại gỗ quý Vỏ cây và lá chữa sốt rét và lị. Lá cây còn có thể chữa ghẻ.

Tổ Sư Đạt Ma Thiền Nu Gỗ Trai

3 thg 9, 2014

Chất liệu phong thủy - Phần 4

Gỗ sưa dùng để làm gì là điều rất nhiều người quan tâm bởi vì bản chất giá trị cũng như công dụng của nó.


Vậy gỗ sưa có thật sự dùng để bào chế ma túy, hương liệu ướp xác?

“Cơn sốt” gỗ sưa đang “nóng” đến mức nhiều gia đình gỡ cả bàn thờ, hoành phi, câu đối... xuống cân đong đến từng “hoa”, thu về tiền tỉ. Thậm chí có nơi còn hình thành cả đội quân ra các nghĩa trang săn lùng những tấm áo quan được làm bằng thứ gỗ này.

Nhiều luồng tin cho rằng, các “đại gia” Trung Quốc, Hồng Kông dùng Huê mộc vàng để ướp xác sau khi tạ thế, còn giới mafia thu mua nghiền thành bột, cô đặc pha trộn với ma tuý theo một tỉ lệ nhất định để tăng lợi nhuận... khiến “cơn sốt” săn tìm loại gỗ này thêm nóng bỏng.

- Thứ nhất về giá trị tâm linh: Gỗ sưa đỏ tạo nên những chế tác quà tặng phong thủy độc đáo, tượng gỗ phong thủy đẹp như tượng di lặc, tượng tam đa, tượng quan thế âm bồ tát....gỗ sưa đã được chứng minh có tác dụng trừ tà khí, và kị ma quỉ rất cao, cụ thể, nếu dùng gỗ sưa đỏ làm bàn thờ và đồ thờ, sẽ rất tốt cho gia chủ phát lộc, trừ sạch tà khí, mạt mùn gỗ sưa đỏ người Trung quốc từ lâu dùng để ướp xác người quyền qúi, có tác dụng giữ xác lâu dài, không hư thối, các thầy cúng thường lùng gỗ sưa đỏ để làm vòng tay, làm Thanh kiếm trừ tà ma rất mạnh, hay dùng mạt gỗ sưa cho vào cốt bát hương, lõi tượng phật, làm tràng hạt, làm để trấn yểm, người nào đêm ngủ hay bị bóng đè, ma tà dựng giường…chỉ cần mang 1 khúc gỗ sưa nhỏ để đầu giưòng là yên, trẻ con khóc đêm do bị tà quấy nhiễu thì gối cành sưa đỏ dưới gối sẽ hết, người kinh doanh nếu để 1 tượng thần tài bằng gỗ sưa đỏ dù chỉ nhỏ bằng ngón tay bên người hay văn phòng thì luôn gặp may mắn trong ký kết hợp tác làm ăn với bạn hàng v.v ... Ngày nay, thương nhân Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... ráo riết săn lùng gỗ sưa đỏ để phục vụ nhu cầu tâm linh của các đại gia, thương nhân..giá gỗ được tính bằng đô la.


- Thứ hai gỗ Sưa đỏ phát ra 1 loại vượng khí có uy lực cực mạnh, mùi rất thơm rất tốt cho sức khoẻ, ở đâu trồng gỗ sưa thì khu vườn đó sẽ không còn cỏ dại hay côn trùng có hại nào dám đến gần, nếu trong nhà có đồ gỗ sưa như bàn, ghế..vv thì sẽ không còn có 1 con muỗi hay ruồi, gián, nhện.. ở trong nhà nữa, Người sống trong nhà luôn thư thái, dễ chịu, khoẻ khoắn, lạc quan.

- Thứ ba về giá trị thực sử dụng, gỗ Sưa đứng đầu bảng, ngay dòng gỗ qúi như Lim, gụ, táu, sến cũng không sánh bằng, gỗ sưa đỏ có màu đỏ sẫm, sáng bóng như ngà voi, đỏ rực như đá rubi, vân gỗ nổi lên đẹp mê hồn, như sóng mây, tuổi thọ gỗ gần như vĩnh cửu, có những khúc gỗ sưa chôn vùi ngoài thiên nhiên hàng trăm năm, khi phát hiện vẫn không bị mục nát, bất chấp mưa nắng, gỗ không bị nứt nẻ cong vênh, độ bền chắc, cứng, chịu nhiệt gấp hàng chục lần gỗ lim, nên 1 bộ đồ gia dụng bằng gỗ sưa tuy nhỏ cũng phải có giá trị hàng chục ngàn USD, các loại xế hộp khủng muốn khẳng định đẳng cấp cũng phải có nội thất làm từ gỗ sưa đỏ, Gỗ sưa càng để lâu càng bóng đẹp, bền, chắc ... cùng thời gian.



- Thứ tư về góc độ khoa học, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh gỗ sưa đỏ có tác dụng chữa 1 số bệnh về phóng xạ, ngăn sóng phóng xạ, gỗ sưa đỏ còn được sử dụng trong công nghệ tên lửa và vũ trụ, vì tính chịu nhiệt cao, ngăn sóng bức xạ, độ ổn định cao, chống từ trường và tia tử ngoại v.v... nên hiện nay trong các ngành khoa học cũng rất cần gỗ sưa đỏ để phục vụ nhu cầu khoa học.

Một cây Sưa được bao bằng hàng rào thép chống trộm
- Về giá trị thực trên thị trường, từ hàng chục năm gần đây, do thương lái săn lùng nhiều gỗ sưa ngày càng hiếm, ít đi, giá trị của cây sưa được thu mua từ cành cây, thân gỗ, thậm chí đào cả rễ cây, 1 Kg gỗ sưa (tính cả vỏ) hiện nay có giá 20 triệu VNĐ, nếu đem ra nước ngoài có giá 1500 USD/ 1 kg. cây Sưa đỏ trồng sau 10 năm là cho giá trị gỗ (bắt đầu xuất hiện lõi đỏ), trung bình 1 cây sau 10 năm cho khoảng 200-300 kg gỗ, càng để lâu càng có giá trị lớn, nếu cây vài chục năm hay hàng trăm năm, trị giá sẽ vô cùng lớn, đã có cây sưa bị đốn hạ và được trả giá hàng nghìn tỷ VNĐ. Còn bình thưòng giá thành 1 cây thường từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

- Về đặc tính, cây gỗ sưa là loại cây có sức sống cao, chịu khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, thích nghi với mọi loại đất, mọi địa hình, đồng bằng, miền núi, hay trung du cây đều sinh trưỏng tốt, cây có sức sống rất khoẻ, không có bất cứ loại sâu bệnh nào làm hại được, vòng đời cây hàng trăm năm. Tuy nhiên, hiện nay có 2 loại cây sưa, cây sưa đỏ có lõi đỏ thì mới có giá trị cao như đã nêu, còn cây sưa trắng thì không có lõi, mà toàn thân thịt gỗ màu trắng hết, cây sưa trắng không có giá trị. Nhưng có 1 điều là việc nhìn bằng mắt thường để phân biệt cây gỗ sưa đỏ và sưa trắng trong thiên nhiên không phải là việc dễ, vì cả hai loại đều có cành lá, thân, rễ, ..gần như giống nhau hoàn toàn, thậm chí, một số kỹ sư nông học nếu không có kinh nghiệm thực tế cũng khó có thể phân biệt nổi.


Bản đồ

Xem nhiều nhất