Tìm kiếm nhanh

27 thg 12, 2014

Khuyến mãi cuối năm

Tác phẩm Cụ Thọ ẩn trong lũa Ngọc am, hương thơm dịu ngọt, chất gỗ già, đẹp tinh tế dễ kê đặt, thích hợp trưng bày phòng khách, văn phòng, sảnh công ty kích hoạt may mắn rước tài lộc.

KT: 60x40 cm, 12kg. Giá: 2.900k - 2.000k

Tác phẩm Chim Cúc đục từ lũa ngọc am. Chất lũa già nặng, chắc nịch giàu tinh dầu. Hương thơm lôi cuốn sảng khoái dễ chịu. Thích hợp kê đặt bàn uống nước, bàn làm việc rất đẹp và sang trọng, hợp phong thuỷ.

KT: 50x52x25cm, 10kg. Giá: 2.800k - ĐÃ BÁN

Những tác phẩm Lũa Ngọc Am - Nghệ thuật trừu tượng của tạo hóa.

Với hương thơm dịu ngọt, chất gỗ già tích tụ nhiều tinh dầu, dáng lũa đẹp tinh tế dễ kê đặt, thích hợp trưng bày phòng khách, văn phòng, sảnh công ty kích hoạt may mắn rước tài lộc. Làm quà tặng nhân dịp Tết đến rất ý nghĩa.

MS1: cao 50cm, rộng 20cm, nặng 6.5kg. Giá: 1.950k - 1.300k


MS2: cao 50cm, rộng 45cm, nặng 6.5kg. Giá: 1.950k - 1.300k


Bàn trà gỗ Hương, toàn bộ là gỗ Hương, không pha gỗ tạp
 KT: 45 x 27 x 14.5 (cm ), nặng hơn 5 kg.
Mặt dày tầm 3 cm, gỗ già đanh chun, sụn, vân như mây bay, sóng cuộn tuyệt đẹp. 
Giá: ĐÃ BÁN


Lộc bình nghệ thuật - Lũa sụn gỗ Hương vân veo siêu đẹp - Cao = 60cm
Giá: 1200k - 750k - ĐÃ BÁN



Mọi chi tiết xin liên hệ 0918830388 (Mr. Kiệt)

16 thg 12, 2014

Lũa Ngọc Am nghệ thuật.

Tượng Phật Di Lạc gỗ Ngọc Am thơm dịu, dễ chịu, sảng khoái. Kích thước nhỏ gọn (chiều ngang từ 18-21cm) phù hợp để ôtô, bàn làm việc. Làm quà biếu tặng rất ý nghĩa.

Tượng Phật Di Lạc gỗ Ngọc Am. Giá 1.190k.

Tác phẩm Cụ Thọ ẩn trong lũa Ngọc am, hương thơm dịu ngọt, chất gỗ già, đẹp tinh tế dễ kê đặt, thích hợp trưng bày phòng khách, văn phòng, sảnh công ty kích hoạt may mắn rước tài lộc.

Kích thước 60 x 40 cm, nặng 12kg. Giá: 2.900k

Tác phẩm Chim Cúc đục từ lũa ngọc am. Chất lũa già nặng, chắc nịch giàu tinh dầu. Hương thơm lôi cuốn sảng khoái dễ chịu. Thích hợp kê đặt bàn uống nước, bàn làm việc rất đẹp và sang trọng, hợp phong thuỷ.

KT: 50x52x25cm, 10kg. Giá: 2.800k - ĐÃ BÁN

Những tác phẩm Lũa Ngọc Am - Nghệ thuật trừu tượng của tạo hóa.

Với hương thơm dịu ngọt, chất gỗ già tích tụ nhiều tinh dầu, dáng lũa đẹp tinh tế dễ kê đặt, thích hợp trưng bày phòng khách, văn phòng, sảnh công ty kích hoạt may mắn rước tài lộc. Làm quà tặng nhân dịp Tết đến rất ý nghĩa.

MS1: cao 50cm, rộng 20cm, nặng 6kg. Giá: 1.950k


MS2: cao 50cm, rộng 45cm, nặng 6kg. Giá: 1.950k


MS3: cao 65cm, rộng 50cm, nặng 8.5kg


MS4: cao 50cm, rộng 40cm, nặng 6.5kg
 

MS5: cao 90cm, rộng 50cm, nặng 11kg


Gỗ Ngọc Am chỉ xuất hiện ở vùng núi cao Hoàng Su Phì của Hà Giang, gỗ được người dân bản địa khai thác từ các gốc rễ còn sót lại trong rừng. Gỗ Ngọc Am có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tắm bằng bồn gỗ Ngọc Am giúp cơ thể thải độc tố, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rôm sảy, giúp tinh thần tỉnh táo, mùi thơm từ gỗ Ngọc Am xua đuổi côn trùng tạo hương thơm dễ chịu đặc trưng nếu để trong phòng. Bên cạnh tác dụng về dược tính, gỗ Ngọc Am được dùng như một biểu tượng tâm linh, các tượng gỗ, tượng thế, tràng hạt, vòng tay, gối đầu... làm bằng gỗ Ngọc Am được người xưa coi như một biểu tượng giúp xua đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng.

11 thg 12, 2014

Gỗ Nu nghiến, Gỗ Ngọc nghiến - Đồ gỗ dành cho Đại Gia

Giới chơi sành chơi đồ gỗ đặc biệt là các Đại gia ai cũng biết đến giá trị của gỗ Nu. Nó được ví như một loại kim cương cực quý và hiếm, khó tìm và vô cùng đắt.

Trong số hàng ngàn cây gỗ mới có một cây cho Nu. Và trong hàng ngàn Nu mới có một Nu to toàn phiến có độ dày từ 12-15cm. Nu không phải là tên một loại gỗ mà thực chất là những mắt gỗ được hình thành từ những cây gỗ có tuổi thọ hàng trăm năm, có rất nhiều loại gỗ nu như nu nghiến, nu gỗ hương, nu gỗ thích, nu gỗ gõ trắng…

Gỗ Nu thường rất hiếm, giá bán trên thị trường tính theo kg. Đắt rẻ tùy theo loại Gỗ ví dụ như Nu gỗ Sưa giá khoảng 24 hoặc 25 Triệu 1 kg. Giá rẻ hơn là Nu Gỗ Nghiến nếu mua chọn khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng 1 kg.

Tượng Phật Di Lạc gỗ nu nghiến

Vì sao như vậy ?


Thứ nhất là Nu nghiến (bườu) là Ngọc do chính từ chất Ngọc của nu nghiến. Khi nhìn kỹ một lọ lộc bình Ngọc nghiến, Phật Di Lặc, hay một Thiềm Thử (Cóc 3 chân Ngọc nghiến) chẳng hạn, sẽ thấy vân Ngọc lung linh, vặn xoắn biến ảo kỳ lạ, mầu sắc mang đầy đủ tính chất của Ngọc như bóng đẹp, có chiều sâu dù là mầu mạch nha, vàng cốm, vàng chanh hay mầu mật ong, có pha mầu hổ phách… Khi đặt bàn tay lên ta sẽ cảm nhận được và ngạc nhiên như chạm vào một nguồn mạch mát lạnh kỳ lạ từ thiên nhiên.

Thứ hai là do nguồn gốc và cách tạo nên Ngọc nghiến. Theo các chuyên gia lâm sinh, Ngọc nghiến được thiên nhiên tạo tác nên qua hàng trăm đến hàng ngàn năm, tùy vào độ lớn và “chất” ngọc như cách thiên nhiên tạo ra Trầm kỳ, Kỳ nam ở cây Dó Bầu. Nghĩa là thân, hoặc gốc cây nghiến bị một “vết thương” nào đó do sét đánh, chặt chém, thú rừng làm sứt mẻ, biến động của môi trường xung quanh… lập tức cây nghiến “phản ứng tự vệ” bằng cách hình thành bừu để chữa lành vết thương, bảo vệ cây. Bừu nghiến này lấy những dưỡng chất, tinh túy từ thiên nhiên (đất, nước, không khí, ánh sáng…) bền bỉ qua hàng trăm, hàng ngàn năm, tạo nên Ngọc nghiến. Theo tính toán lâm sinh, một khối Ngọc nghiến nặng từ 5-10kg phải được tạo ra từ cây nghiến có tuổi từ khoảng 300 năm trở lên.

Khai trà nu nghiến

Thứ ba là chất Ngọc nghiến cứng như đá ngọc, bởi những vân gỗ hình cầu, hoặc xoáy trôn ốc, biến ảo theo quy luật tự nhiên của tạo hóa. Phải là những nghệ nhân chạm khắc tay nghề cao mới chế tác được Ngọc nghiến vì nó cứng như đá vậy. Nhiều nghệ nhân chế tác Ngọc nghiến bậc cao thường chọn ngày đẹp đầu tháng (Âm lịch) để khai búa, thậm chí là ăn chay trước một tuần và tắm nước nguồn sông, suối tự nhiên trước khi chế tác Linh vật Ngọc nghiến như Phật Di Lặc, Đạt Ma… Thông thường trước đây để làm được một Linh vật Ngọc nghiến cỡ nhỏ, cũng phải vứt đi 4-5 chiếc đục loại tốt vì mòn, gẫy. Nay việc chế tác đã có những máy khoan, mài roa… cầm tay hỗ trợ nên đã đỡ công đi rất nhiều. Thêm nữa, nó góp phần tạo nên những “mắt ngọc” tuyệt đẹp của Ngọc nghiến.

Ngọc nghiến có vân gỗ cực kỳ lạ mắt, hoa văn biến hóa độc đáo, sóng lớp cuồn cuộn , sờ vào thấy mát lạnh như chạm vào băng đá. Cây càng lâu năm, càng cổ thụ thì ngọc nghiến càng chất lượng, vân gỗ càng lung linh và đắt giá.

Chỉ với ba đặc tính trên cũng cho thấy Ngọc nghiến xứng đáng là một phẩm Ngọc quí giá, cần gìn giữ.

Gỗ nu nghiến thường được sử dụng để đóng bàn ghế, sập, làm các đồ mỹ nghệ, trang trí như lộc bình, tượng thần tài, tượng cóc ngậm tiền v.v… Thậm chí một chiếc gạt tàn thuốc làm từ ngọc nghiến xịn ngay tại Điện Biên, Sơn La cũng có giá vài triệu đồng.

Tác phẩm Phật Di Lạc gỗ Nu nghiến

Sở hữu ngọc nghiến bên cạnh việc thể hiện đẳng cấp, sự giàu sang, phú quý nó còn đem lại nhiều may mắn, tài lộc cực thịnh cho gia chủ. Chỉ các đại gia thực sự mới dám sở hữu những bộ bàn ghế, sập đóng từ ngọc nghiến. Ngọc nghiến giá trị phải là những bộ “độc nhất vô nhị”, giá được nâng và nhân lên gấp bội cũng bởi gia chủ nó không thèm bán mà chỉ để ngắm chơi cho thiên hạ thèm.

Xét ở độ cơ học thì Ngọc nghiến rất cứng, dai, bền, không mối mọt, dù chôn xuống đất cả trăm năm vẫn thế.
Có thể nói nu là những siêu phẩm gỗ với những sắc màu khác nhau và kiểu vặn mình “thêu hoa dệt gấm” đã làm cho những sản phẩm gỗ trở nên có giá trị vô cùng to lớn. Toàn bộ đồ gỗ trong nột thất của ông Hoàng Bảo Đại tại Đà Lạt đều được làm bằng nu. Trải qua năm tháng ngót gần thế kỷ mà các đồ gỗ nu ấy vẫn bóng mày vân, vẫn lộng lẫy như những bức tranh phong thủy nhiều màu sắc.

Tranh Nu nghiến

Theo thời giá thị trường, ngay trên “đất nghiến” nổi tiếng vùng hạ lưu sông Đà ở Quỳnh Nhai (Sơn La), Tủa Chùa (Điện Biên) thì giá bộ bàn ghế bèo nhất cũng phải nửa tỉ đồng. Bộ bàn ghế tùng, trúc, cúc, mai ở Sơn La đã được một đại gia ở TP HCM sở hữu, sau đó bán cho một ông khách người Đài Loan giá ngót nghét 210 nghìn USD, khoảng 4,2 tỉ đồng. Dân chơi ngọc nghiến nhưng hầu bao vừa phải thì cũng chỉ dám “chơi” lộc bình, tượng ông thần tài, khiêm tốn hơn là: cóc ngậm tiền, cá chép, bộ uống trà…

Khai trà nu nghiến

Hiện tại, giá các bộ sập bằng Gỗ nu nghiến có giá từ 800 triệu đến 1,8 tỉ đồng, bàn ghế (tùy từng loại 6 món hay 9 món) có giá từ 300 triệu đến trên dưới 1 tỉ đồng; đôi lộc bình cao 1,25m, rộng 0,3m đến 0,4m dao động từ 60 triệu đến trên dưới 200 triệu đồng, tùy từng chất “ngọc”...

Ở Việt Nam, gỗ nghiến hiện nay hầu như chỉ còn trong rừng đặc dụng Ba Bể, Kim Hỷ (Bắc Kạn), Trùng Khánh (Cao Bằng), Khau Cạ, Bát Đại Sơn, Du Già (Hà Giang), Cốc Ly, Bắc Hà (Lào Cai); Tát Kẻ – Bản Bung, Na Hang (Tuyên Quang), các cánh rừng dọc theo hạ lưu sông Đà giáp ranh giữa huyện Sìn Hồ (Lai Châu), Mường Đun, Pắc Na thuộc huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và rừng Mường Giàng, thuộc huyện Quỳnh Nhai, Sơn La.

Nu gỗ quý và giá trị như vậy nên những cơ sở sản xuất, chế tác không phải là nhiều để đủ điều kiện sản xuất các đồ mỹ nghệ bằng nu gỗ .Các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ ngoc nghiến chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi vì :

- Việc chế tác ngọc nghiến không hề đơn giản. Bản chất của Gỗ nu nghiến rất cứng nhưng lại khá giòn, xử lý không đúng chiều là gãy ngay. Hơn nữa, để nu nghiến lên được màu óng ả, nổi những vân gỗ huyền ảo đòi hỏi người thợ phải thực sự hiểu biết về công nghệ xử lý gỗ bí truyền.

- Giá nhân công làm trên chất liệu gỗ nu phải đắt gấp hai đến ba lần gỗ thường cùng một sản phẩm. Nếu làm bằng thủ công, số lượng đục cũng phải hỏng mất hàng chục cái sau một tác phẩm, cho dù đó phải là đục của làng rèn Đa Sĩ mới đủ sắc bén gọt gỗ nu.

- Kỹ thuật để xử lý gỗ Nu là cả một bí quyết mà không phải người thợ nào cũng nắm được. Ví dụ Gỗ Nu phải đem phơi sương, nghĩa là đêm phơi ngoài sương, ngày phơi trong bóng dâm, phơi đi phơi lại trong nhiều tháng trời cho đến khi nước tự nhiên trong nhiều tháng trời cho đến khi nước tự nhiên trong gỗ khô kiệt đi, khi ấy sự co ngót hoặc nứt nẻ không thể sảy ra được nữa mới thôi. Nu khô đem chế tác lại phải chọn kiểu vần thớ cho phù hợp với yêu cầu của tác phẩm như bàn ghế, tượng, hay đồ trang trí….


6 thg 12, 2014

Bí mật chưa thể giải về gỗ Ngọc am

(CL)-Khi các nhà khoa học đang cố gắng bóc tách tính năng độc hại từ gỗ Ngọc am qua những cỗ quan tài tồn tại nguyên vẹn hàng ngàn năm tuổi ở Hà Nội, thì cách đó hơn 300 cây số, trên mảnh đất Hà Giang - nơi được mệnh danh là thủ phủ của gỗ Ngọc am, từ bao đời nay, người dân đã sinh tồn cùng loài cây này như một loài thuốc quý, trừ tà, ẩn chứa ma thuật mà không ai lý giải được. Chưa có công trình khoa học nào chứng minh cụ thể tác dụng cũng như tác hại của gỗ Ngọc am với con người, nhưng chỉ biết giá các loại sản phẩm từ gỗ Ngọc am đang ngày được thổi lên ngất ngưởng.


Độc hại hay có lợi cho sức khỏe con người?


Không phải ngẫu nhiên, chúng tôi quyết định trở lại Hà Giang để lý giải “lời nguyền” đã chôn giấu bao đời nay của loài người về loài gỗ quý này, mà còn một nguyên do khác, bởi lời thỉnh cầu của một người đam mê gỗ Ngọc am đến... “quên cả đường về”. Đó là Đại tá Văn Minh Tiến, Phó Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Giang - người rất mê gỗ lũa Ngọc am. Biết chúng tôi lên, Đại tá Tiến xồng xộc đi tìm như thể cánh nhà báo đang nợ ông và người dân một câu trả lời sòng phẳng và rõ ràng nhất về tác hại của gỗ Ngọc am. Thế nhưng khi gặp, ông lại nhoẻn một nụ cười thân thiện: “Nhà báo phải yêu cầu các nhà khoa học chứng minh cụ thể gỗ Ngọc am độc hại hay có lợi cho sức khỏe”. Chúng tôi hiểu, nếu không trả lời được câu hỏi này thì rất nhiều người như ông còn mất ăn, mất ngủ.

Lũa Ngọc Am nghệ thuật - Hà Giang

Theo những kiến thức có được sau vài thập niên sống chung với gỗ Ngọc am của Đại tá Tiến: Ở dãy núi Tây Côn Lĩnh thuộc hai huyện Hoàng Su Phì và huyện Vị Xuyên, ngoài ra còn có huyện Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang, trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, ở khu rừng này rất nhiều cây gỗ Ngọc am, sau đó Thực dân Pháp cho khai thác gỗ Ngọc am bán cho các quý tộc ở Trung Quốc để làm quan tài chôn người chết. Nhiều cụ hiện nay cũng chưa nhìn thấy cây Ngọc am như thế nào, nhưng hiện nay chỉ còn những gốc của cây Ngọc am. Theo kinh nghiệm của người dân sử dụng dầu Ngọc am chữa được bệnh đại tràng, cảm cúm, ghẻ lở; chữa dịch cúm ở gà, lợn rất tốt, nhiều nơi dùng thùng gỗ Ngọc am để ngâm chân, chữa bệnh tim mạch, áp huyết, thấp khớt rất tốt. Ngoài ra, qua mạng và tin giao bán gỗ lũa Ngọc am, người thì nói gỗ Ngọc am rất tốt cho sức khỏe và làm đồ trang trí trong gia đình rất đẹp.

Cụ thọ được chế tác từ lũa Ngọc Am

Thế nhưng, gần đây, lại có thông tin cho rằng gỗ lũa Ngọc am rất độc cho sức khỏe, đó là điều mà Đại tá Tiến cũng như những người đam mê và đang sống chung với gỗ Ngọc am không thể chấp nhận được. Bởi với họ, bao đời nay, người dân sinh hoạt và gắn bó với loài cây này như một giá trị thiết yếu của cuộc sống thì sao lại có chuyện ngược đời đến vậy. “Trên thực tế, đã có nhiều gia đình gỗ Ngọc am dùng để làm đũa ăn, giường ngủ, ghế ngồi cho đến cái chậu rửa mặt, ngâm chân, rồi bồn tắm... mà vẫn sống lâu đến trăm tuổi, đâu có bệnh tật gì. Thậm chí, người dân còn ví cây này chứa sức mạnh của ma lực tự nhiên mới đem lại nhiều tác dụng đến vậy. Có nơi, người ta để trong nhà với mục đích trừ tà ma, xua đuổi cái xấu”, Đại tá Tiến cho biết.

Tác phẩm Di lạc nhất tặc được chế tác từ lũa Ngọc am.

Hóa ra, thông tin “độc hại” bay đến vũng núi xa xôi này được bắt nguồn từ nhận xét của GS. Nguyễn Lân Cường trên công luận, khi cho rằng: “Những bộ quần áo của xác ướp vườn đào Nhật Tân khi để vào trong phòng kín, chỉ sau một đêm, tất cả muỗi và côn trùng trong phòng chết hết. Điều đó chứng tỏ dầu Ngọc am có tính kháng khuẩn và độc tính cao…”.

Không những thế, một thông tin khác còn giật mình hơn: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản mới đây khi tham gia khai quật các ngôi mộ cổ có xác ướp tại Việt nam, người ta thấy tinh dầu Ngọc am có tính độc đối với tế bào, gây đông vón protein tế bào ở người và động thực vật cho nên gỗ và dầu của nó chỉ thích hợp cho việc bảo tồn tế bào, bảo tồn xác ướp theo kinh nghiệm của người xưa. Vì thế, khuyến cáo được đưa ra: Những đồ vật bằng gỗ Ngọc am ngày xưa người ta không làm vì không để được trong nhà do độc tính cao của nó. Cho nên những người chơi tượng gỗ Ngọc am, gỗ lũa Ngọc am cần thận trọng trong việc để trong nhà vì có thể gây ngộ độc cho trẻ em và nguy cơ ung thư cao cho người già vì khả năng sát khuẩn gây đông vón protein tế bào cực mạnh của nó. Việc tiếp xúc nhiều với tinh dầu trong môi trường khép kín gây cơn động kinh co giật ở chuột nhắt trắng đã được thử nghiệm quan sát thấy trong phòng thí nghiệm.

Chưa biết đúng sai thế nào, nhưng Đại tá Tiến đang có ý định giải tán ngay vài món đồ trong phòng ngủ của mình có liên quan đến gỗ Ngọc am và thấp thỏm chờ đợi một kết quả nghiên cứu khoa học thực chất nhất về loại gỗ này. Với ông, đó là điều buồn nhất trong cuộc sống nếu thiếu gỗ Ngọc am.

Gỗ Ngọc am còn hay đã mất?


Từ câu chuyện với vị Đại tá biên phòng, chúng tôi quyết định du hành một chuyến vào “trung tâm” của loại gỗ quý này. Cách Tp. Hà Giang hơn 20 km, theo Quốc lộ 2, huyện Thanh Thủy hiện diện trong vai trò của một khu kinh tế cửa khẩu, nhưng ẩn chứa sự buồn tẻ. Biết chúng tôi háo hức muốn tìm gỗ Ngọc am, Thiếu tá Nguyễn Đình Quảng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Thanh Thủy, phải thốt lên: “Nếu nhà báo muốn thử sự mạo hiểm đến tính mạng thì vào Lao Chải với cơn mưa rừng đang trút nước thì được mãn nhãn, ở đó nghe nói người dân vẫn đi kiếm tìm gỗ Ngọc am”. Chẳng biết có hay không, nhưng với cái cách mô tả của thiếu tá Quảng, muốn vào Lao Chải cũng phải qua 15 km đường rừng khó đi nhất của vùng Tây Bắc. Ngày khô còn khó đi, huống chi trong tiết trời sụt sùi từ sáng đến chiều với cơn mưa nặng hạt của những ngày cuối tháng chín thì đến con trâu cũng chịu.

Nói là vậy nhưng Thiếu tá Quảng cũng phải thừa nhận rằng, gỗ Ngọc am bây giờ làm gì còn, may ra chỉ còn những gốc, rễ cây còn sót lại. Cách đây hàng chục năm, biết vùng này có nó, các thương lái Trung Quốc đã sang thu mua gần hết rồi. Ngày đó, cả Thanh Thủy cuộn mình trong dòng chảy gỗ Ngọc am, đâu đâu cũng thấy người dân săn tìm, như giấc mơ của sự đổi thay cuộc sống. Nhưng lùng mãi rồi cũng hết, bây giờ thật giả khó lường, nếu không am tường ắt mua phải đồ giả.

Tác phẩm Chim Cúc - lũa Ngọc am.

Tuy nhiên, để “mục sở thị” cửa khẩu vốn được nhắc đến như một trung tâm thương mại Ngọc Am trước đây, chúng tôi quyết định ra cửa khẩu Thanh Thủy mong kiếm tìm một chuyến hàng gỗ Ngọc Am còn vương lại, nhưng không có. Nhiều người dân ở đây cho biết, cách đây chừng chục năm thì nhiều, người ta đánh qua bên Trung Quốc bán hết, giờ muốn tìm gỗ Ngọc am chỉ có cách là vào nhà nào khá giả, may ra họ còn để lại một hai khúc trong nhà để giữ sức khỏe.

Một nguồn tin cho biết, trên đường từ Thanh Thủy về, đầu Tp. Hà Giang có một cơ sở chuyên sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ được chế xuất từ gỗ Ngọc am. Quả không sai, trên đường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, cơ sở gỗ mỹ nghệ Tuấn Anh đã thể hiện đẳng cấp cho thương hiệu bằng một mùi thơm hắc, quyến rũ đến lạ của gỗ Ngọc am bốc hương ngay từ đầu đường. Bên trong dinh cơ, ngổn ngang các loại gốc cây xếp hàng chờ dựng tượng. Để chứng minh cho khách chất lượng gỗ, bên một gốc cây khô khốc được gọi là Ngọc am, anh thợ khẽ nhỏ vài giọt nước, tức khắc một mùi thơm ngào ngạt đặc trưng của loài gỗ này tỏa ra. Theo những người thợ ở đây thì số “hàng” phơi ở sân đã được gom từ nhiều năm nay, cơ bản vẫn là mua lại từ những người dân khai thác được hoặc đã sử dụng từ hàng chục năm trước.

Quay trở lại Tp. Hà Giang, trong hành trình cố gắng kiếm tìm lời giải ẩn chứa “ma thuật” của loài gỗ Ngọc am, điều khiến cánh phóng viên bất ngờ là việc gỗ Ngọc am được người dân nơi đây sử dụng một cách khá thông dụng. Từ phòng làm việc, phòng khách đến đồ trang trí trên tường..., gỗ Ngọc am hiện diện như chứng minh sự gắn bó hữu cơ với con người. Rất nhiều cách lý giải về tác dụng của gỗ Ngọc am như: khử mùi hôi thuốc lá trong phòng, mùi thơm kích thích sức khỏe, làm giấc ngủ sâu, khơi gợi sự sáng tạo và trừ tà ma độc khí, đón rước may mắn và tài lộc... càng khiến cho khái niệm “độc hại” đã kéo tôi lên Hà Giang... mất dần tác dụng.

Trần Lương

Bản đồ

Xem nhiều nhất