Tìm kiếm nhanh

28 thg 12, 2015

TÁC DỤNG VÀ CÁCH DÙNG THẠCH ANH TÍM (AMETHYST)

Bao thế kỷ qua các vị vua chúa và nữ hoàng đều yêu thích một màu tím hoàng gia, thạch anh tím đã đáp ứng được sở thích ấy. Nhờ màu sắc đậm đà và tính vững bền, nó đã trở thành một trong những đá quý phổ biến nhất trên thế giới.


A. Đặc tính

Thạch anh tím là loại đá kiêu sa và đẹp nhất trong dòng họ Thạch anh. Oxit sắt là thành phần chủ yếu để tạo nên màu tím rực rỡ của loại đá này, Thạch anh màu tím nhạt thường được nung nóng để làm thành Thạch anh vàng. Người ta rất hiếm khi phát hiện được Thạch anh tím sinh trưởng ở bên ngoài, mà chủ yếu là sinh trưởng trong những hang động. Tần số của màu tím rất có tác dụng với hệ thần kinh trung ương, sẽ giúp cho người ta ổn định tâm thần. Năng lượng tinh tuý của Thạch anh tím làm cho người ta như có cảm giác đang được tận hưởng những luồng gió xuân.

Vòng tay Thạch anh tím

Theo luật ngũ hành thì vòng tay thạch anh tím phù hợp với những người mệnh thủy, hỏa, thổ.

- Đối với người mệnh THỦY: đeo vòng tay thạch anh tím người mệnh THỦYcó thể CHẾ NGỰ được HỎA.

- Đối với người mệnh HỎA: đeo vòng tay thạch anh tím người mệnh HỎA sẽ được HÒA HỢP.

- Đối với người mệnh THỔ: đeo vòng tay thạch anh tím người mệnh THỔ sẽ được TƯƠNG SINH.

B. Cách dùng

1. Thả Thạch anh tím vào trong rượu:

Sẽ làm mất đi vị cay sặc mũi, làm cho rượu thơm hơn, dễ uống và khó say hơn. Bản thân chữ “Amethyst” trong tiếng Hilạp trước đây có nghĩa là “không say”.

2. Đặt một viên đá Thạch anh tròn vào trong gối đầu:

Sẽ làm cho những người già hay những người ốm do suy nhược cơ thể khi ngủ không bị mất ngủ, làm cho giấc ngủ ngon hơn.

Chú ý nếu như là người trẻ hay những người khoẻ bình thường mà đặt Thạch anh tím vào dưới gối sẽ rất khó ngủ, bởi vì TThạch anh tím phát khí rất mạnh mà đầu là bộ phận cảm nhận khí nhiều nhất.

3. Những cháu nhỏ còn đang theo học:

Nếu khi ngồi học hay làm bài có đặt một viên Thạch anh tím tròn bên dưới đệm sẽ làm cho học tập chuyên tâm hơn, nâng cao khả năng tư duy học bài và kết quả học tập.

4. Trong một gia đình nếu có trẻ em quá hiếu động:

Hãy đặt vào đệm trên chiếc ghế ngồi học của cháu một viên Thạch anh tím tròn, sẽ giúp cho cháu bớt hiếu động, tập trung chú ý nâng cao kết quả học tập và hoà nhã hơn trong khi giao thiệp với người khác.

5. Hãy để trên bàn học một viên Thạch anh tím:

Từ trường của Thạch anh tím sẽ làm cho việc học bài, thuộc bài, nhớ bài được tốt hơn, rất có lợi trong việc nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo.

6. Người đi thi đeo trong mình một đồ trang sức làm bằng Thạch anh tím:

Thạch anh Tím sẽ làm cho người đó bình tĩnh hơn, linh hoạt hơn, nhớ hơn và phản ứng tốt hơn, đem lại vận may trong khi thi.

Vòng tay Thạch anh tím 8mm

7. Hãy đặt trong nhà, phòng làm việc, cửa hàng hay cuối một hành lang hoặc lối đi:

Đặt một miếng Thạch anh tím, sẽ có tác dụng thu tài nạp khí, cũng được coi là tụ tài.

8. Khi xem phong thuỷ, thấy trong nhà có sự xung hoặc sát:

Hãy để một viên Thạch anh tím nhỏ trước một miếng Thạch anh vòm tím rồi cùng đặt vào trước những chỗ xung sát, làm như thế sẽ có tác dụng giải sát trừ xung.

9. Những người mới học ngồi thiền:

Hãy đặt dưới đệm ngồi một viên Thạch anh tím sẽ có tác dụng lắng tâm, loại bỏ những suy nghĩ mông lung, rất dễ nhập thiền.

10. Những bạn lái xe hay nóng nẩy, hay cáu bẳn, thường không chịu đi sau, hay phóng nhanh vượt ẩu:

Nên đặt một viên Thạch anh tím dưới ghế ngồi trên carbin, sẽ có tác dụng hoá giải tính nóng nẩy trên, làm cho lái xe được an toàn.

11. Những bạn thể chất mẫn cảm, khi ngồi thiền:

Nên đặt trước người, sau người, hay trước sau người đều đặt viên Thạch anh tím, sẽ có tác dụng điều hoà sự vận động của hai mạch.

12. Các cháu nhỏ:

Nên đeo vòng tay, dây chuyền hay kiềng cổ được làm bằng Thạch anh tím, sẽ có tác dụng kích thích niềm vui chơi đam mê, sẽ hiếu học hơn.

Vòng tay Thạch anh tím 10mm

13. Thạch anh tím cũng là đại diện của sự cao sang, linh thiêng, ngưỡng mộ

Vì vậy, có thể dùng Thạch anh tím làm thành TÍN VẬT rất tốt.

14. Những người làm lãnh đạo:

Nên đeo nhiều đồ trang sức được làm thành từ Thạch anh tím, sẽ có tác dụng làm giảm sự chuyên quyền, tăng cường lòng bao dung, nhẫn nại, có lợi cho công tác lãnh đạo, tăng cường quan hệ giữa người với người, làm cho cấp dưới hết lòng với mình, có được sự tương tác truyền thống do “ở hiền gặp lành”

15. Những bạn gái liễu yếu đào tơ:

Nên đeo đồ trang sức được làm từ Thạch anh tím, sự trang nhã cao sang của Thạch anh tím sẽ làm cho bạn tăng thêm niềm đam mê nghiên cứu về tri thức, trí tuệ, từ đó cải thiện được thể chất của bạn.

(nguồn http://btmc.vn)

9 thg 12, 2015

Tượng gỗ Mun sừng

Cập nhật sp mới tháng 12/2015.

MS1: Không tử mun sừng - 53x15x15 (cm) gỗ hộp.




 MS2: Tác phẩm Di lặc cá chép, gỗ mun sừng , kt 23x10x10 (cm)




MS3: Đạt ma mun sừng cao 38 cm




Liên hệ mua hàng 091.8830388 (mr. Kiệt)

6 thg 12, 2015

Tràng hạt 108, vòng tay gỗ Sưa

Cập nhật sản phẩm mới tháng 12

Tràng hạt 108 gỗ Sưa - 8mm
Tràng hạt 108 gỗ Sưa - 8mm
Vòng tay gỗ Sưa - 8mm

Vòng tay gỗ Sưa - 8mm
Vòng tay gỗ Sưa - 10mm

Vòng tay gỗ Sưa - 10mm

Vòng tay gỗ Sưa - 18mm

Vòng tay gỗ Sưa - 18mm

Vòng tay gỗ Sưa - 18mm




30 thg 11, 2015

Mun sừng

A. Gỗ mun sừng

Mun sừng, Vietnamese ebony, có tên khoa học là "Diospyros mun". Chữ "mun" dịch ra tiếng Anh là "ebony", được biết đến như một loại gỗ đặc chủng và tuyệt... chủng chỉ có đa phần ở miền Trung Việt Nam (VN). Ván gỗ mun sừng hiện nay không còn nữa, đa số chỉ còn lại gốc, rễ, lũa bọng nứt trên thị trường với nhiều chiêu thức nêm, chêm, vá, ..., huyền ảo! Mun sừng tuy cứng nhưng rất hay bị bọng! Chỉ vì chút lợi nhuận do mun sừng đem lại mà dân buôn lỡm sẵn sàng đánh đổi "uy tín" để gạt người chơi! Giá của mun sừng rễ và lũa dạng nhỏ dao động vào khoảng 50k-120k/kg. Mun sừng gốc nặng trên 200kg, còn lõi để chế tác cũng rất hiếm và giá cũng khá cao! Bi mun sừng thân tròn đặc đẹp không tim bọng, không nứt, đường kính 25cm trở lên nếu mua được 220k/kg đã được coi là rẻ! Ngoài ra còn có gỗ méc/mét và thỉnh thoảng cẩm sừng dùng giả mun sừng khá hiệu quả nên việc giao lưu qua mạng chỉ nhìn hình rất mạo hiểm!

Gỗ mun được giới mỹ nghệ Việt Nam nâng niu vì vẻ huyền bí, tính huyền thoại và độ hiếm của sản phẩm khi để một thời gian lâu lên nước chuyển từ màu xanh khaki sang màu đen bóng như sừng, tom và vân gỗ mun sừng cũng mất đi. Điểm nhận biết then chốt gỗ mun sừng nằm ở chỗ khi vạc phôi ra có màu vàng xanh khaki đặc trưng, gỗ nặng, cứng, gõ vào kim loại nghe chan chát chứ không "bùm bụp"! Không những thế, khi chế tác màu xanh khaki này dính vào tay người thợ gây hiệu ứng "xanh tay". Mùn mun sừng dính vào da cũng gây dị ứng, ngứa nên việc chế tác mun sừng khá cực và gian nan, chưa kể mun sừng tuy rất cứng như "sắt nguội" nhưng giòn và dễ gãy vỡ. Bù lại, gỗ mỹ nghệ chế tác từ mun sừng rất đẹp và độc bản, nhất là những pho tượng tứ diện được tạc trên mun thân đường kính lớn hơn 20cm lại càng quý hiếm. Mời bạn đọc tham khảo thêm Tập 1 --- "Mun sừng: Niềm tự hào Việt Nam" để có thông tin thú vị về gỗ mun sừng.

Vì không có mun "ngoại" trên thị trường gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam với sự ngoại lệ của nhọ nồi, người chơi gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam có thể đa phần ngộ nhận rằng chỉ có một giống mun sừng cho được gỗ đen bóng trên toàn thế giới chăng? Chưa hẳn...

B. Ra sông ra biển...

Mun sừng chỉ mọc ở Việt Nam. Điều này đúng nhưng mun sừng thuộc chi Thị, tên khoa học Diospyros (D.), gồm khoảng gần 750 loài mọc rải rác khắp thế giới. Nếu chỉ giới hạn tầm nhìn "sau lũy tre làng" thì thật thiếu sót! Chi Thị thường có 2 công dụng chính:

(1) lấy gỗ và

(2) lấy trái như trong truyện "Tấm Cám"!

Nghiên cứu kỹ, mun sừng VN không phải đứng đầu bảng mun! 4 loại gỗ quý hiếm thuộc chi Thị đã và đang bị săn lùng gắt gao và hiện nay ở trên bờ tuyệt chủng gồm 2 loại mun thuần màu đen và 2 loại mun sọc có xen vân nâu/vàng bị ít săn lùng hơn. 2 loại mun đen theo thứ tự gồm:

1. Mun Cameroon, Gaboon ebony (tên khoa học D. crassiflora) với độ cứng 13,700N và tỷ trọng 955kg/m3. Độ cứng chỉ lực nén cần thiết để tạo 1 lỗ sâu khoảng 1cm, đường kính khoảng 1cm trên mặt gỗ. Ví dụ, độ cứng 13,700N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 70kg.

Thế giới phương Tây đa phần biết đến mun Cameroon dùng làm phím đàn piano chứ mun sừng VN hầu như không nghe tiếng! Vì VN chưa có công nghệ làm được đàn piano, nếu không phím đàn sẽ được làm bằng mun sừng, tăng thương hiệu của loại gỗ này! Các sách phương Tây còn viết rằng mun Cameroon có giá cao gấp nhiều lần các loại gỗ trong chi Đậu (tên khoa học Dalbergia), cá nhân thấy không hẳn đúng vì gỗ sưa thuộc chi Đậu! Điều này cho thấy để nắm bắt được thị trường gỗ mỹ nghệ, Việt Nam và Trung Quốc là 2 nơi nên đến!

Hình 1a: mặt cắt sau khi chà nhám mun Cameroon.

Hình 1b: mặt cắt sau khi phóng to 10 lần mun Cameroon.
2. Vietnamese ebony (tên khoa học D. Mun) với độ cứng 13,350N và tỷ trọng 1,065kg/m3. Chú ý thú vị: "mun" là tên chữ quốc tế của mun sừng đồng thời cũng là tên chuẩn của gỗ mun trong tiếng Việt! Độ cứng mun sừng 13,350N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 35kg.

Hình 2a: mặt cắt sau khi chà nhám mun sừng.

Hình 2b: mặt cắt sau khi phóng to 10 lần mun sừng.
Mun sừng VN có thể nói là xếp sau mun Cameroon vì mun VN hay có lan trắng là giác lẫn vào lõi, trong khi đó mun Cameroon có một màu đen tuyền óng ả huyền thoại mà Tây phương hằng luôn mơ ước như trong hình so sánh bên dưới. Chưa kể "giác lộn mề" của mun sừng gây nhức đầu người chơi! Mun VN theo thời gian cũng đạt được độ bóng như mun Cameroon nhưng "thời giờ là tiền bạc", đợi chờ đôi khi cũng khá bất tiện!

Hình 2c: so sánh mặt cắt chà nhám của mun sừng VN và mun Cameroon.
Vòng tay Mun sừng VN

Vòng tay Mun sừng VN

Sau 2 loại mun thuần màu quý hiếm là mun sọc. Mun sọc có giá trị thấp hơn mun thuần màu đen vì không có màu đen tuyền như 2 loại trên. 2 loại mun sọc gồm:

1. Ceylon ebony (tên khoa học D. Ebenum) với độ cứng 10,790N và tỷ trọng 915 kg/m3, mọc ở Đông Ấn Độ và Sri Lanka = Ceylon.

2. Mun sọc (tên khoa học D. Saletti, D. Tonkinesis, D. Celebica) mọc nhiều ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á với độ cứng 14,140N và tỷ trọng 1,120kg/m3. Mun sọc Indonesia cứng nhất trong họ mun nhưng vì không cho màu thuần đen nên giá thành rẻ hơn 2 loại trên.

Và sau cùng có giá trị thấp nhưng có thể dùng để giả mun xịn rất hiệu quả là gỗ nhọ nồi (tên khoa học D. Variegata, D. Eriantha, D. Apiculata) đến từ Châu Phi nên rất dễ nhầm với mun Cameroon cũng đến từ Châu Phi. Ngoài ra, cẩm thị (tên khoa học D. Kurzii) cũng thuộc chi Thị. Các loại gỗ khác của chi Thị mọc ở Đài Loan, Nhật, Mexico, Nam Mỹ, vv... không có giá trị cao trong gỗ mỹ nghệ.

C. Lại lạc...

"Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật" --- Ngạn ngữ

Điêu khắc Tây phương có nhiều nét khác biệt với Châu Á! Vì tiền công thợ rất cao nên thủ công mỹ nghệ tinh xảo thường được đặt làm ở Châu Á vì giá nhân công thấp hơn rất nhiều, sau đó ship ngược về để giao lưu. Dân Tây cũng không chú ý đến đường nét tinh xảo là mấy, phản ánh đúng bản chất "phớt tỉnh Ăng lê", hời hợt, lớt phớt, xã giao chẳng mấy đậm đà! Thật ra Tây phương thích tượng gỗ nhưng vì giá thành đắt và không dễ để kiếm được thợ tạc nên đa số thường kiếm thứ gì rẻ để treo trong nhà, có thay đổi sau vài năm cũng không tiếc!

Tây phương không tạc tượng Phật, làng quê, linh thú, chim hoa, ... mà thường thiên về những chủ đề tự do mang nét hiện đại như cá heo, xe motor, đồng hồ với phụ kiện gỗ, bình lọ dĩa từ nu gỗ quay máy kỹ thuật cao mà ra nhưng hiện đã lỗi thời, tượng cô gái khỏa thân, bàn ghế với các kiểu design tân thời đẹp (điểm này cá nhân rất ngưỡng mộ)... Tây phương chuộng tranh vẽ hơn tượng gỗ với tranh sơn dầu giá cao trên nóc mà chỉ những phú ông giàu xụ mới dám treo! Ví dụ một bức tranh vẽ cảnh bãi biển với 2 người đang chơi cát và vài cánh chim có giá khoảng 500tr!!! Trong nhà Tây thường ít chưng tượng gỗ mà thay vào đó là những tấm tranh sao chép lại bằng giấy lọng khung hay những vật dụng của 1 người nổi tiếng nào đó với chữ ký kế bên! Gỗ là thứ sang cả mà nhà nào có nhiều sẽ "tăng đẳng cấp" vì gỗ khá đắt và mang lại sự ấm cúng, độc bản cho căn nhà.

Cũng cần nói thêm rằng thị trường Tây phương yêu chuộng gỗ có xuất xứ Nam Mỹ từ rừng già Amazon! "Brazilian..." các kiểu do khâu PR khá! Tên gỗ với chữ "Brazilian" gắn vào sẽ có thương hiệu và do đó đắt tiền, chất lượng theo em không bằng gỗ của VN, giá thành cũng không rẻ vì là đồ ngoại! Cộng thêm sự "bảo thủ" của các cụ thì lại càng khó xâm nhập "leo nhóm" tại VN! Điển hình:

(1) trắc xanh và gỗ óc chó (walnut) du nhập qua VN, TQ, ĐL mặc dù cũng có chỗ đứng nhất định trên thị trường nhưng cũng không thể sánh bằng trắc, cẩm hay mun sừng theo ý cá nhân. Phôi tượng trắc xanh to khủng có thể tìm "đặt" được.

(2) Gỗ giá tỵ hay teak đến từ Miến Điện được Tây phương yêu vô cùng vì khả năng không co ngót mối mọt nên dùng đóng tàu là hết ý! Giá tỵ sang VN cũng không mấy nổi bật như ở Tây phương!

(3) gỗ sồi, tần bì xuất xứ Úc, Mỹ về VN cũng "bình bình" và cũng cần thời gian để "lên hạng"! Ở Úc, sồi trắng khá được chuộng và nhỉnh hơn hạng trung bình!

Từ đó cho thấy gỗ từ rừng VN có chất lượng siêu "Việt" nhưng khâu PR kém nên bị TQ thâu tóm bố ráp thị trường, bị ép giá và phụ thuộc mạnh vào "từng hơi thở" của TQ! Đã thế, VN còn nhập gỗ ngoại "rừng thêm nhiều gỗ" rối lại càng rối! Muốn triệt để việc này không dễ và luôn là vấn đề nhức nhối của người chơi gỗ mỹ nghệ ở VN!

D. Chi tiết

Đi vào chi tiết vẽ biểu đồ hiển thị độ cứng của 6 loại gỗ và tỷ lệ của độ cứng trên tỷ trọng cho đơn vị (N x m3/tấn), tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" vừa cứng vừa nhẹ, tỷ lệ này càng cao thì càng đáng chơi. Vì 6 loại gỗ phân tích được giao lưu theo $/kg nên gỗ có tỷ trọng càng nhẹ, tỷ lệ nghịch với độ cứng, mà quý thì lại càng thu hút! Tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" phản ánh đúng ý tưởng này như Hình 3 bên dưới.

Hình 3: so sánh độ cứng và tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" (N x m3/tấn) của 6 loại gỗ.

Cũng xin nhấn mạnh rằng trước khi bài viết được công bố, tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" chưa bao giờ được đề cập và dẫn chứng trong giới buôn gỗ khi giao lưu gỗ mỹ nghệ ở VN. Tác giả cũng không biết TQ có âm thầm tính chỉ số này khi giao lưu gỗ mỹ nghệ ở VN hay không vì nó khá đơn giản để tìm ra! Xếp hạng theo tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền":

1. Mun Cameroon, 14.35

2. Cẩm, 12.83

3. Mun sọc Indonesia, 12.63

4. Mun sừng VN, 12.54

5. Mun sọc Ấn Độ, 11.79

6. Trắc, 10.43

Lưu ý rằng tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" của cẩm, mun sọc Indonesia và mun sừng khá gần nhau. Vì các chỉ số tỷ trọng và độ cứng chỉ là trung bình nên hạng 2, 3, 4 có thể coi là gần "đồng hạng" vì tỷ lệ khá gần nhau với sai số chút ít! Kết quả này khá ngạc nhiên vì cẩm có chỉ số "dày cơm rẻ tiền" khá cao so với trắc, trái ngược với thị trường hiện nay là trắc được chuộng hơn cẩm chỉ bởi... TQ chủ quan thu trắc mạnh hơn với tỷ lệ khoảng 60:40. Các cụ Khựa khi đọc bài này có thể sẽ đổi ý chăng?! Hay TQ thích chơi sang??! Mời bạn đọc tham khảo bài viết "Biết zồi, khổ lắm, nói mãi" để có một cái nhìn tổng quát về cẩm và trắc.

Cẩm và mun sọc Indonesia còn đứng trên mun sừng với tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" chỉ nhỉnh hơn 1 tý! Nhưng vì độ hiếm và tính huyền bí của mun sừng khiến loại gỗ này bị săn lùng ráo riết ở VN hơn cẩm và mun sọc Indonesia. Có thể rút ra rằng người chơi ở VN săn lùng mun sừng ĐẸP vì độ hiếm của nó chứ thật ra họ không hề biết đến sự hiện diện của tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" như phân tích trong bài này. Giả dụ như nếu người chơi có biết tỷ lệ này, khả năng cao họ sẽ chấp nhận "bỏ qua" việc mun sừng có chỉ số "dày cơm rẻ tiền" thấp hơn... "chỉ một tý" để săn lùng mun sừng thân vì độ hiếm của nó! Trong khi đó cẩm và mun sọc Indonesia dạng gỗ thân tương đối khá dễ kiếm hơn mun sừng trên thị trường VN và mặc dù có chỉ số "dày cơm rẻ tiền" nhỉnh hơn mun sừng, vẫn không "hot" bằng vì tính huyền bí thấp hơn. Mun Cameroon vừa cực hiếm vừa "dày cơm rẻ tiền" nên khách quan xét về mọi khía cạnh là khá toàn diện. Qua khảo sát cho thấy giá thành của một loại gỗ thường tỷ lệ thuận theo cấp số nhân với tính huyền bí của loại gỗ đó, cộng với sự yêu thích của thị trường thì giá lại càng cao, như gỗ sưa là một ví dụ! Mà đã nói "huyền bí" thì không cân, đo, đong, đếm được! Sưa và mun sừng là những ví dụ điển hình.

Hình 4: gỗ thân của mun Cameroon và mun sừng còn xót lại!

Hình 4a: điêu khắc với mun Cameroon! Các cụ phán xem có giống mun sừng không nhé!


Hình 4b: điêu khắc với mun sừng!

E. Kết luận:

1. Mun sừng Việt Nam và mun Cameroon là chủng loại mun (ebony) đắt nhất thế giới hiện nay. Cả 2 loại đều đang trên bờ tuyệt chủng.

2. Thế giới phương Tây chỉ biết đến mun Cameroon chứ không biết nhiều về mun sừng VN.

3. Mun sọc xuất xứ từ Đông Ấn Độ và Indonesia. Mun sọc Indonesia cứng nhất trong chi Thị, kế đến là mun Cameroon và mun sừng. Tuy không đắt bằng mun sừng, mun sọc cũng có giá thành khá cao.

4. Gỗ nhọ nồi gồm 3 loài có xuất xứ Châu Phi và dùng để giả 2 loại mun thuần đen đắt tiền rất hiệu quả.

5. Mun sừng VN xếp sau mun Cameroon do hay bị lang trắng trong lõi và phải sau một thời gian mới xuống màu đen tuyền.

6. Gỗ cẩm và mun sọc Indonesia có tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" cao hơn mun sừng 1 chút và cao hơn trắc khá nhiều nên đầu tư vào gỗ cẩm rất tốt. Với giá thành của cẩm thấp hơn trắc do ảnh hưởng chủ quan của TQ, việc đầu tư vào gỗ cẩm lại càng khả thi! Khách quan nhận xét về mặt thể chất và chất lượng gỗ, cùng với thông số "dày cơm rẻ tiền", cẩm hơn hẳn trắc.
(Nội dung được trích lọc từ bài viết của tác giả có nick KHOA (96 ) .
Xin cảm ơn tác giả đã chia sẻ những kiến thức quí báu và có giá trị ứng dụng thực tiễn cao)

20 thg 11, 2015

Nu Huyết Long, Nu Trắc Bách Diệp, Bách Xanh

Sản phẩm mới - Hàng cao cấp.

NU HUYẾT LONG

Vòng tay nu Huyết Long 20mm




Hiện tượng thấu quang của gỗ Huyết Long


NU TRẮC BÁCH DIỆP




Vòng tay nu Trắc bách diệp 20mm




BÁCH XANH

Vòng tay Bách xanh 20mm, chìm nước




Bản đồ

Xem nhiều nhất