Tìm kiếm nhanh

28 thg 5, 2016

Nguồn gốc, Phân biệt gỗ Tử Đàn đỏ lá nhỏ Ấn Độ

1. Nguồn gốc, đặc điểm cây Tử Đàn Ấn Độ

Cây gỗ tử đàn hay còn gọi là gỗ đàn hương đỏ có tên khoa học là Pterocarpus santalinus, thuộc họ đậu. Cây gỗ tử đàn được phân bố chủ yếu tại Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi nhưng gỗ tử đàn Nam Ấn Độ có giá trị kinh tế cao nhất. Đây chính là Tử Đàn lá nhỏ, hay còn gọi với cái tên là “Tiểu Diệp Tử Đàn”.

Tử Đàn đỏ Ấn Độ ưa ánh sáng, phát triển cao đến 8 – 10 mét, với đường kính thân cây 50-150 cm. Nó được phát triển nhanh chóng khi còn bé, đạt đến 5 mét chiều cao trong 3 năm đầu sau khi trồng, phát triển được ở mọi vùng đất tốt xấu, thậm chí trên những vùng đất bị suy thoái. Các lá dài 3-9 cm và so le, có ba lá trong một cuống. Những bông hoa xuất hiện ở các cuống lá và hình thành quả. Quả là một bọc dài, 6-9 cm dài có chứa một hoặc hai hạt.

ĐẶC THÙ NỔI BẬT: Tử Đàn lá nhỏ 10 năm mới bắt đầu hình thành lõi, và sinh trưởng rất rất chậm, phải mất đến cả trăm năm mới cho một cây có lõi đỏ đường kính 10cm và mất tới 500 – 800 năm mới hình thành một cây trưởng thành thực sự, có chất lượng gỗ cao cấp.

Gỗ tử đàn rất dày, đặc mà bất kỳ phần nào của nó được đặt trong nước sẽ chìm ngay lập tức. Ngay cả trong nhiệt độ khắc nghiệt và độ ẩm, gỗ hiếm khi bị biến dạng. Đó có lẽ là bởi vì cây phát triển rất chậm, vì vậy kết cấu của nó rất dày đặc. Mặc dù gỗ rất cứng, nhưng khi cắt, nó lại rất mịn màng. Gỗ này thường được tạo ra các tác phẩm điêu khắc tinh tế. Có giá trị cực cao.

Vòng tay gỗ Tử Đàn

Đặc tính của Tử Đàn: Gỗ tử đàn có màu đỏ hoặc màu đỏ sẫm và rất quý hiếm do các đặc tính của nó như có mùi thơm mát, không cong vênh, không mối mọt. Gỗ tử đàn thường được sử dụng làm đồ tâm linh, đồ mỹ nghệ và dùng trong y học. Xét về tâm linh, thì gỗ Tử Đàn đứng bậc nhất!

2. Phân biệt gỗ Tử Đàn thật và giả

Nhận biết bằng mùi, tom: Mùi gỗ tử đàn thơm khá nhẹ, tom mịn. Tuy nhiên, rất khó để nhận biết theo cách này, nói thẳng ra là đa số các bạn tiếp xúc với khá ít các loại gỗ để biết được mùi của từng loại ra sao, tom gỗ thế nào. Cách này thường chỉ dành cho thợ gỗ, những người tiếp xúc nhiều và am hiểu về gỗ. Mà am hiểu về gỗ thì nhìn qua cái là biết ngay thật giả rồi.


Cách 2: Cực đơn giản mà hiệu quả…bạn chỉ cần cầm lên, viết lên tường hoặc lên chỗ nào đó, gỗ Tử Đàn thật sẽ “như một cục phấn màu đỏ”, viết đến đâu, đỏ đến đó. Đặc biệt, chỗ viết gần như không bị mòn gỗ hay để lại vết tích gì quá lớn, mắt thường khó thấy. Điều nay minh chứng cho tính “vừa cứng lại vừa mềm” của Tử Đàn. Còn lại, Tử Đàn giả sẽ không có tính chất này.



3. Các loại gỗ Tử Đàn

Gỗ tử đàn thường có 3 loại là gỗ tử đàn màu lông bò, gỗ tử đàn màu máu gà và gỗ tử đàn có sao sáng.

Gỗ tử đàn màu lông bò có kết cấu giống như lông với các tĩnh mạch tinh và cong, chúng thường được làm thành đồ nội thất. Nội thất bằng gỗ tử đàn thường có giá trị rất đắt, giá từ nghìn đô la đến cả triệu đô la.

Gỗ tử đàn màu máu gà thường rất hiếm gặp, và màu đỏ đậm phong phú là đặc điểm ấn tượng nhất của nó. Trong dát gỗ của loại cây này thường có mô hình ngựa vằn.

Gỗ tử đàn có sao sáng là loại có giá trị nhất trong tất cả các loại gỗ tử đàn. Các đốm li ti màu trắng như những ngôi sao kết tinh trên gỗ. Sau khi đánh bóng, gỗ sẽ tỏa sáng như lụa trong ánh sáng mặt trời, trong khi màu sắc của nó vẫn màu thanh lịch là màu đỏ đậm.

Tại thành phố Bắc Kinh, người Trung Quốc đã lập nên một Viện bảo tàng gỗ tử đàn để tôn vinh loài gỗ quý này. Hàng năm, Viện bảo tàng gỗ tử đàn Trung Quốc đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến thăm quan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế của loài gỗ quý này.

Bản đồ

Xem nhiều nhất