Tìm kiếm nhanh

6 thg 9, 2014

Chất liệu phong thủy - Phần 5

Thủy tùng hay thông nước (tên khoa học Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus. Đây là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam, và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam.


Đặc điểm

Cây gỗ trung bình đến to, thân cao đến 30m hay hơn, đường kính thân 0,6 – 1m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30cm, mọc lan xa cách gốc tới 6-7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp. Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành. Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8 cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau 7 – 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài. Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, dài 13 mm, rộng 3 mm, mang cánh hướng xuống dưới. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai khác quá mức do gỗ không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm.

Phân bố

Chi Glyptostrobus đã từng phủ một vùng rộng lớn hầu như khắp bán cầu Bắc, vào thế Paleocen. Hóa thạch cổ nhất biết đến là vào kỷ Creta, tìm thấy ở Bắc Mỹ. Chúng đóng góp rất lớn trong việc hình thành các đầm lầy than đá vào đại Tân Sinh. Vào trước và trong thời kỳ Băng hà, mật độ phân bố của chúng đã thay đổi, chỉ còn lại như ngày nay.

Ở Việt Nam, hoá thạch loài này thường gặp ở đầm lầy Lai Châu, Đồng Giao, Đắk Lắk. Riêng ở Đắk Lắk còn 2 quần thể Thủy tùng tự nhiên duy nhất ở Việt nam và cả trên thế giới ở huyện là Ea H’leo và Krông Năng hiện đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

Tượng gỗ thủy tùng


Pơ mu là cây thân gỗ lá thường xanh, cao 25–30 m. Cây có vỏ màu ánh nâu-xám dễ bị tróc khi cây còn non. 

Ở những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, có mùi thơm. Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng. Lá trên các cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập đối, các cặp so le không cách nhau đều đặn vì thế chúng biểu hiện như là các vòng xoắn 4 trên cùng một mức; chúng hơi sắc, dài khoảng 2–5 mm, phía trên xanh sẫm với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác.

Trên các cây non thì các lá lớn hơn, dài tới 8–10 mm và rộng 6 mm.Các nón đực có hình trái xoan hoặc hình trụ, dài khoảng 2,5 mm, phần cuối trên chồi cây. Chúng có từ 3 đến 5 cặp vảy bắc. Các nón cái lớn hơn nhiều, dài 15–25 mm và rộng 14–22 mm, dạng hình cầu hay gần như hình cầu và chín vào năm thứ hai. Chúng có 5-8 cặp vảy bắc. Trên mỗi vảy bắc có 2 hạt có cánh. Các hạt dài khoảng 4 mm, có góc cạnh và đầu nhọn. Trên các mặt trên và dưới có 2 chỗ phồng lớn chứa nhựa. Các cánh ở hai bên và không đều nhau.Loài cây này không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa. Nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, nó mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên.


Trên thế giới Việt nam là nơi duy nhất có Ngọc am . Ở việt nam nới duy nhất tìm thấy ngọc Am là Hà giang một tỉnh biên giới phía bắc cách Hà nội 300 km . Ở Hà giang muốn khai thác ngọc am phải leo lên dãy núi hiểm chở có độ cao 1000 m so với mục nước biển có tên là dãy Hoàng Su phì.

Nguồn cung cấp Gỗ Ngọc am cho thị trường từ những Bà con người dân tộc . Họ vào sâu trong nhưng hẻm núi các bờ vực đào bới những gốc rễ tàn tích của những thân cây bị đốn hạ từ vài chục tới vài trăm năm trước . Nguồn cung cấp thứ hai từ nhưng tay Thợ Săn Gỗ chuyên Cơm nắm Muối vừng đi sâu vào những Thôn Bản hẻo lánh thu mua những vật dụng gia đình như Chầy giã Gạo cán cuốc cán Xẻng tay vin cầu v. v

Gỗ Ngoc am thuộc họ Hoàng Đàn cũng có tên thường gọi là Hoàng đàn Rủ Về giá trị Ngọc am kém nhiều so với Hoàng đàn chính thống vốn dĩ chỉ sinh sống ở miền núi đá Lạng sơn giá 2 triệu 1 kg . với Ngọc am thời điểm hiện tại giá dao động từ 70 tới 150 nghìn 1 kg tùy thuộc vào khẩu độ to nhỏ gỗ có lục lạc hay nhiều khuyết tật …. Ưu điểm chung của cả hai loại là mùi hương thơm lưu giữu rất lâu . nếu Gỗ còn nhiều nhựa khi làm xong tác phẩm sẽ có lớp tuyết trắng muốt để ra ánh nắng sẽ phản chiếu màu sắc rực rỡ như cầu vồng .

Để phân biệt giữa Hoàng dàn chính thống và Hoàng Đàn Rủ (Ngọc Am) Mùi thơm Hoàng đàn chính thống ngọt ngào quyến rũ, tuyết thì dầy mịn như bột gạo còn Ngọc am mùi hương hơi hắc và gắt tuyết thì dài như sợi mỳ chính . về màu sắc .( Hoàng )nghĩa hán Việt là màu vàng , cả 2 loại gỗ đều có màu vàng nhưng hoàng đàn chính thống màu vàng tươi như gỗ Mít còn Ngoc am vàng nhạt và sỉn màu hơn ngọc am cũng nứt răm nhiều hơn Hoàng Đàn chinh thống khi Gỗ để trong môi trường khô hanh . Từ thời Vua chúa Ngọc am đã là loại Gỗ quý chuyên phục vụ trong Cung đình cho nên nó được san lùng ráo riết . Cho tới thời điểm này gần như đã tuyệt diệt . Nó thuộc nhóm gỗ 1 A là nhóm sách Đỏ quý hiếm…



Gỗ Trai hay trai lí, trai nam bộ (danh pháp hai phần: Fagraea fragrans) là cây thường xanh lớn, loài bản địa của Đông Nam Á. Danh pháp đồng nghĩa là Fagraea cochinchinensis, Cyrtophyllum giganteum và Cyrtophyllum peregrinum, thuộc tông Potalieae của họ Gentianaceae (tông này trong các tài liệu cũ được tách ra thành họ Potaliaceae – họ Lậu bình).


Cây cao từ 10 m đến 25 m. Lá hình trứng, sáng màu. Hoa màu vàng nhạt với mùi thơm đặc trưng, quả có vị đắng, thường là thức ăn của các loài chim và dơi. Gỗ trai màu vàng, rất cứng, được coi là loại gỗ quý Vỏ cây và lá chữa sốt rét và lị. Lá cây còn có thể chữa ghẻ.

Tổ Sư Đạt Ma Thiền Nu Gỗ Trai

Bản đồ

Xem nhiều nhất