Tìm kiếm nhanh

29 thg 8, 2014

Chất liệu phong thủy - Phần 3

Gỗ Trắc là tên riêng chỉ loài cây Dalbergia cochinchinensis, đôi khi cũng được gọi chung cho tên chi. Loài trắc còn có tên khác là cẩm lai Nam Bộ. Tính từ cochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.


Cây gỗ lớn, cao 25 mét, đường kính có thể tới 1m, gốc thường có bạnh vè. Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dầy màu vàng nhạt sau đỏ nâu. Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm. Cuống lá dài 10–17 cm mang 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn. Hoa tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính, không đênu; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, tràng hoa màu trắng. Nhị có cong thức 9+1. Quả đậu mỏng, dài 5–6 cm, rộng 1 cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả.

Cây trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng. Cây mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá. Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới.

Loài cây này được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).

Có giá trị trong nghiên cứu bảo tồn gen. Lấy gỗ.

Huỳnh đàn hay còn gọi là sưa bắc bộ.


Sưa Bắc Bộ hay sưa hoặc trắc thối (do quả có mùi thối), cẩm lai Bắc Bộ, huê mộc vàng (danh pháp khoa học: Dalbergia tonkinensis) là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae). Nó được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là 越南黄檀 – hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam) và Bắc Bộ, Việt Nam. Hiện nay, nó là loài đang bị đe dọa do mất mất môi trường sống

Là cây gỗ lớn, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng. Các cuống nhỏ không lông; số lá chét 5-9, với lá chét tận cùng thường là to nhất, hình trứng hay hơi thuôn dài, nhẵn, chất da, có lông mịn lơ thơ khi non, nhanh chóng chuyển thành không lông, gốc lá chét tròn, nhọn mũi. Cụm hoa dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5-15 cm. Hoa trắng có đài hợp, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5-6 cm, rộng khoảng 1 cm và chứa 1-2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9 mm. Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Hoa ra tháng 4-7. Quả chín thu hoạch tháng 11-12.

Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục.

Sử dụng


Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng trắc thối để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Ngoài ra, cây trắc thối thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt với giá vài nghìn USD.



Mun sừng là tài sản đặc hữu của vùng rừng núi tỉnh Khánh hòa.

Gỗ Mun sừng gần như tiệt chủng hoàn toàn nên hầu như không tìm thấy gỗ hộp trên thị trường, đa phần chúng được tìm thấy dưới dạng lũa nên những tác phẩm từ mun được chế tác cách đây vài chục, vài trăm năm mới tìm thấy nguyên vẹn hoàn hảo, còn phần lớn những tác phẩm mới làm vài năm chở lại đều có một vài lỗi chắp vá ghép ít hoặc nhiều .

Ở gỗ mun sừng ưu điểm là đường ghép nối gần như không phát hiện ra vì chúng không có vân … Nói Mun sừng không vân chỉ đúng 1 phần vì thực tế vân mun sừng rất đẹp và chi tiết nét tương tự như gỗ Pơ mu khi mới chế tác vân xuất hiên vằn vện chi chít thay vì mầu đen vân và gỗ có mau xanh sắc vàng giống màu cứt ngựa. Sau thời gian khoảng 1 tuần lớp vân mờ dần và mất hẳn sắc xanh vàng chuyển mà sang đen bóng … 90% gỗ Mun Sừng có lang trắng. Lang này được hình thành từ lúc cây còn nhỏ thường lộn vào giữa thân Gỗ. Trong điêu khắc nếu tình cờ đặt được điểm lang trắng vào toàn bộ khuôn mặt pho Tượng đó có tên chuyên môn là ( Bạch diện ).



Cây xá xị còn được gọi là gù hương, rè hương, cô châu, canh châu, có tên khoa học: cinnamomum parthenoxylon meissn, thuộc họ long não (lauraceae).


Cái tên xá xị chỉ mới được nhân dân các tỉnh phía Nam nước ta đặt ra vào thời gian gần đây vì thấy cây có tinh dầu, gỗ thân và gỗ rễ có mùi giống như mùi nước uống xá xị (salseparreille) đóng chai nhập của Mỹ hay Pháp (bao gồm các vị thổ phục linh, cam thảo, tinh dầu tiểu hồi…).

Cây xá xị là một loại gỗ cao 12-19m, thân hình trụ, nhẵn bóng, lá dài 12-18cm, rộng 5-7cm, hoa trắng hơi có mùi thơm, mọc thành ngù ít hoa, quả mọng hình cầu. Ở nước ta, xá xị mọc nhiều từ Quảng Trị trở vào, nhất là ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước.

Trước đây, cây xá xị thường chỉ được khai thác lấy gỗ xây dựng, gần đây nhân dân một số tỉnh phía Nam mới khai thác cất từ vỏ thân và gỗ thân một loại tinh dầu mùi thơm dùng pha nước uống và làm thuốc.

Trong gỗ thân và rễ xá xị có từ 1-2% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dịu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là safrol với tỉ lệ 75%.




Bản đồ

Xem nhiều nhất