Tìm kiếm nhanh

29 thg 8, 2014

Chất liệu phong thủy - Phần 1

Gỗ Hương bao gồm:

Hương đá
Dáng hương
Giáng hương
Đinh hương

Đặc điểm chung:
Màu sắc: vàng đỏ
Mùi vị: Hương thơm nhẹ

Cách phân biệt:

Gỗ hương ngâm vào nước, nước sẽ có mầu xanh.
Gỗ hương có dầu, để lâu xuống thành màu xám.

Gỗ Giáng Hương : 


Là loại gỗ quý( có xuất xứ từ nước Lào ), rất đẹp và có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ có màu nâu hồng khi đã được đưa vào sử dụng theo thời gian: vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của gỗ Giáng Hương là: rất cứng, rắn, chắc.

Với những nổi bật của gỗ Giáng Hương như : mùa đông ấm, mùa hè mát, không bị đổ mồ hôi do thời tiết nồm, hương thơm tự nhiên tạo nên không gian phong thủy cho người Á Đông, có lợi cho sức khỏe, sàn gỗ Giáng Hương là sự lựa chọn thông minh của người tiêu dùng.

Gõ đỏ, các tên gọi khác như hổ bì, cà te (danh pháp khoa học: Afzelia xylocarpa), là loài thực vật thuộc họ Đậu, mọc tại một số nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanma.


Gỗ Gõ đỏ là loại gỗ nhóm I, là một trong những loại gỗ quý. Gỗ có màu đỏ đậm, vân đẹp, thớ mịn, gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, có đọ cứng rất cao.

Sàn gỗ Gõ đỏ phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam, hiện là loại sàn gỗ tự nhiên cao cấp được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam.
Sàn gỗ Gõ Đỏ với những ưu điểm trên, rất phụ hợp với những không gian kiến trúc cổ điển, sang trọng.

Đặc điểm Gõ đỏ


Cây gỗ lớn, vỏ màu xám trắng, sần sùi nhiều. Phân cành thấp. Lá kép lông chim chẵn, phiến lá chét hình trái xoan, đầu có mũi lồi tù, đuôi gần tròn. Hoa tự hình chùm, hoa lưỡng tính, tràng hoa màu trắng, có 1 cánh, hình tròn có móng dài. Quả đậu hình bao kính. Vỏ quả khi chín hoá gỗ màu đen. Hạt hình trụ có cạnh, vỏ hạt cứng màu đen, dây rốn cứng màu vàng nhạt.

Cây sinh trưởng chậm, ưa sáng, phân bố trong rừng thường xanh hoặc rừng nửa rụng lá, mọc trên đất bằng hoặc sườn thoát nước, tầng đất sâu, thành phần cơ giới của đất trung bình.

Trong tất cả các loại gỗ, Gỗ Cẩm được biết tới là Chi Họ đa dạng nhất, phổ thông nhất là Cẩm Lai kế sau là Cẩm thị, Cẩm phèo, Cẩm Nghệ, Cẩm chỉ, Cẩm thối, Cẩm sừng …


Cũng có thể chưa có tên quy định thống nhất nên người dân đặt tên dựa vào đặc điểm của gỗ theo từng địa phương chăng ?

Ví thử Cẩm nghệ có mầu vàng, Cẩm Sừng mầu đen gần giống mun, mặt đanh gỗ chắc nặng. Cẩm thối có mùi thum thủm tựa như tre ngâm trong nước thịt gỗ đen pha chút sắc bạc tựa như tàn thuốc lá … Cẩm chỉ có vân nhỏ nét như  sợi chỉ chạy vằn vện khắp mặt gỗ…

Với cẩm lai vì là loại gỗ Cẩm phổ thông nên cũng dễ nhận biết nhất. Ở cẩm lai gỗ đanh vân đẹp giữ mầu sắc rất tốt với thời gian … Nếu nói về tính chât độ bền đẹp thì Cẩm lai còn vượt chội hơn Trắc. Nhưng vì thị trường Trung quốc ưa chuộng Trắc hơn nên cẩm lại tạm thời lép vế.

Trên thị trường Cẩm thị được biết đến với giá trị cao nhất. Nó con cao hơn cả Mun. Tiếp theo là Cẩm lai giá tương đương với Mun hoặc nhỉnh hơn chút, giá chào bán gỗ cẩm lai hộp đường kính rộng cỡ 30 cm tại làng nghề Miền bắc giao động từ 8 tới 90 triệu 1m2.

Với Cẩm thị thì sự nhân biết chính xác loại Gỗ này còn nhiều việc đòi hỏi tới chuyên gia giỏi trong ngành Lâm nghiệp . Nhưng sản phẩm Cẩm thị ở thị trường Việt Nam thường nhiều vân. Vân Cẩm thị to nét hơn vân Mun Sọc. Độ tương phản đen trắng giũa vân và gỗ cũng rất rõ nét.

Cũng bởi đặc điểm ấy mà Cẩm thị thường được ưa chuộng hơn Mun là vậy. Tại nước bạn Lào, gỗ Cẩm Thị được ưa chuộng nhất . Nhưng có điều khác lạ là Cẩm thị ở đây về đặc điểm hao hao giống Cẩm thị y hệt nhưng độ sắc nét thì cả trời vực … Cũng phải chăng do thổ nhưỡng khí hậu đã tạo ra giống Cẩm thị khác thường này chăng ….

Nhưng dù là Cẩm gì thì đã là Gỗ Cẩm, Cẩm nào cũng tốt, gỗ đanh, chắc, nặng ít nứt vỡ mối mọt, chúng thuộc nhóm ưa chuộng để đóng đồ nội thất và làm Tượng …

Gỗ Căm Xe

Căm xe hay cẩm xe có tên khoa học là Xylia xylocarpa, là cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 1,2 m. Thân tròn thẳng, có bạnh vè lớn, lúc nhỏ cây thường cong queo. Vỏ màu nâu vàng hoặc xám đỏ. Lá kép lông chim 2 lần, có 1 đôi cuống cấp 2. Hoa nhỏ lưỡng tính, hoa tự hình cầu. Tràng hoa màu vàng, hợp gốc, cánh tràng hình dải. quả đậu hóa gỗ, hình lưỡi liềm. Khi chín tự nứt. Hệ rễ phát triển từ lúc cây còn nhỏ.

Cây phân bổ chủ yếu ở miền trung trở vào. Gỗ cứng và chắc, ở Việt Nam được xếp vào nhóm II trong bảng phân loại gỗ được xem như gỗ lim ở phía Bắc. Có giác lõi phân biệt, giác màu trắng vàng nhạt, dày, lõi màu đỏ thẫm hơi có vân, thớ gỗ mịn, nặng, tỷ trọng 1,15 (15% nước).

Sinh thái học


Cây sinh trưởng chậm, rụng lá về mùa khô. Cây ưa sáng, phân bố chủ yếu trong rừng kín thường xanh hoặc nửa rụng lá, đặc biệt là rất nhiều ở rừng khộp như vùng Buôn Đôn, Ea Súp của Đắk Lắk.

Do có đặc tính là bị sâu bộng và chết đứng khi đến một tuổi nào đó nên cây thường không lớn lắm, chỉ có đường kính phổ biến 50 cm trở xuống.

Công dụng


Cho gỗ tốt, rất bền, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng, dùng đóng đồ mộc cao cấp, đóng tàu đi biển, làm tà vẹt và trong xây dựng.

Xem tiếp phần 2, phần 3


Bản đồ

Xem nhiều nhất